ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNGTrường Mầm Non Định An
BỘT NGỌT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM
Thứ tư - 06/03/2019 15:15
BỘT NGỌT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TRẺ
Lâu nay, chúng ta hay lo lắng liệu có nên sử dụng bột ngọt (glutamate) trong khẩu phần ăn cho trẻ, bột ngọt có an toàn cho trẻ hay không?
GS.TS. John D. Fernstrom - Đại học Y Pittsburgh của Mỹ, người có kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu về glutamate đã chia sẻ trong hội thảo về glutamate do Đại học Y dược TP.HCM tổ chức: Glutamate trong khẩu phần ăn từ nguồn thực phẩm tự nhiên hoặc được bổ sung vào khẩu phần ăn đều giống nhau. Trong đó 90 - 95% glutamate được hấp thụ hoàn toàn tại ruột và quá trình này giống nhau giữa người lớn và trẻ em. Hàng rào máu não có chức năng bảo vệ chặt chẽ mọi sự xâm nhập vào não của các chất lạ. Ở cả người lớn và trẻ em, chức năng của hàng rào máu não là trưởng thành và hoàn chỉnh, do đó, glutamate (bột ngọt) trong khẩu phần ăn không thể xâm nhập vào não bởi cơ chế bảo vệ chặt chẽ của cơ quan này. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhau thai cũng tồn tại hàng rào bảo vệ giúp điều hòa và cân bẳng hàm lượng các chất kể cả glutamate. Chính vì thế, khi khẩu phần ăn của mẹ có chứa bột ngọt thì cũng không có ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng như sữa mẹ. Hiện nay, các tổ chức uy tín trên thế giới không có bất kỳ khuyến cáo về việc sử dụng bột ngọt cho trẻ em. Tuy nhiên, không nên sử dụng bất kì gia vị nào nào cho trẻ dưới 12 tuần tuổi. Như vậy, bột ngọt không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với trẻ em. Tuy nhiên, trong bữa ăn hàng ngày cần phải cân đối các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sao cho hợp lí và chỉ xem bột ngọt như gia vị để tạo vị ngon cho món ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn mà thôi. Thạc sỹ - Bác sỹ Lưu Thị Mỹ Thục Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.