MÙA LẠNH VÀ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ

Thứ tư - 02/12/2020 10:12
MÙA LẠNH VÀ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ

          Vào mùa lạnh, nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi nước trong và kèm theo ho, thở nhanh bất thường… các bà mẹ nên thận trọng, vì có thể bé đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây biến chứng viêm phổi.
Theo dõi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính thường có một trong các triệu chứng: ho, sốt, khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường, đau họng, chảy nước mũi và chảy mủ tai. Trong đó, ho là triệu chứng hay gặp nhất kèm theo sốt (cũng có nhiều trẻ nhỏ bị viêm phổi nặng nhưng không sốt). Đa số trẻ bị ho, sốt, chảy nước mũi là do cảm cúm hoặc cảm lạnh, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần mà không phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, một số trẻ trong nhóm này có thể bị viêm phổi. Khi bị viêm phổi, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nặng rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong; nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Nếu không thể đếm được nhịp thở của trẻ hoặc không thể phân biệt được trẻ có thở nhanh hơn ngày thường hay không, bà mẹ có thể vén áo trẻ lên và quan sát lồng ngực. Nếu thấy trẻ thở khác thường hoặc khi thở phát ra một tiếng bất thường nào đó, có thể trẻ đã bị viêm phổi.
Chăm sóc cho trẻ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm khuẩn của đường thở, có hai loại: nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm nhiễm vùng tai mũi họng) và nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi...). Khi trẻ chớm bị cảm, ho, nên tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, chia nhỏ bữa ăn để tránh trẻ ho, ói. Nếu trẻ nhỏ cho bú nhiều lần hơn, uống nhiều nước từng ngụm nhỏ nhiều lần. Để giảm ho, đau họng thì nên trị bằng thuốc Nam (tắc chưng đường, mật ong, tần dày lá...) hoặc dùng thuốc điều trị sốt, khò khè... theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nếu làm như trên quá 5 ngày không khỏi thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Chú ý, khi phát hiện các dấu hiệu trở nặng như khó thở hơn, thở nhanh hơn, không uống được, trẻ mệt hơn thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh vì ngoài chuyện tốn kém còn có tác dụng phụ, về lâu dài gây tình trạng vi khuẩn đề kháng. Viêm phổi có thể khỏi dễ dàng sau 5 - 7 ngày điều trị nếu bệnh nhi không có những yếu tố nguy cơ (suy dinh dưỡng, bệnh tim bẩm sinh, bại não...).
Để phòng các bệnh về hô hấp trong mùa lạnh, quan trọng nhất là một chế độ nuôi dưỡng tốt, đủ dinh dưỡng, bú sữa mẹ, tiêm phòng đầy đủ, uống vitamin A theo hướng dẫn, giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh; tránh nơi ô nhiễm, khói bụi.
                                                    BS. TRẦN QUỐC NINH
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bún bò
Uống sữa

Bữa trưa:

Cơm
Trứng chiên thịt
Canh chua rau muống thịt gà
TM: Mận đỏ

Bữa xế:

Mì xào hải sản

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay624
  • Tháng hiện tại14,465
  • Tổng lượt truy cập701,638
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây