CÁC RỐI LOẠN DO TRẺ THIẾU IỐT
I-ỐT là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, trẻ thiếu i-ốt sẽ gây ra khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, đần độn, cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng học tập… mà biểu hiển điển hình là bưỡu cổ.
1 Các rối loạn do trẻ thiếu i-ốt
Khi cơ thể trẻ thiếu i-ốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Bướu cổ là cách thích nghi của cơ thể đê bù lại một phần thiếu i-ốt. Kích thước bướu cổ to sẽ chè ép đường thở, đường ăn uống… ảnh hưởng cho sức khỏe.
Ngoài bướu cổ, thiếu i-ốt gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác, gọi chúng là “các rối lọan do thiếu i-ốt”. Thiếu i-ốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu i-ốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn hoặc bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Các hậu quả này sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cả cuộc đời đứa trẻ, hiện nay y học chưa chữa được.
Trẻ thiếu i-ốt sẽ đọc viết kém hơn các bạn cùng trang lứa
Thiếu i-ốt trong thời kỳ liên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng hai chân. Trẻ bị thiếu i-ốt không thể đạt kết quả tốt trong học tập.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu i-ốt là ảnh hưởng phát triển bào thai. Người mẹ thiếu i-ốt sẽ đẻ ra con kém trí tuệ. Trẻ thiếu i-ốt có thể bị bênh thiểu trí, không có khả năng học hành, không có trí khôn.
Nguồn: http://soytedienbien.gov.vn