Bệnh viêm não nhật bản
Thứ ba - 04/12/2018 14:20
BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Vi rút viêm não Nhật Bản truyền vào người khi bị muỗi đốt.
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác mà bệnh lây qua vật chủ trung gian là muỗi. Đầu tiên, vi rút gây bệnh phát triển trong cơ thể lợn hoặc các loại chim hoang dại. Khi muỗi cái Culex hút máu của lợn, nó sẽ hút theo các vi rút. Sau 14 ngày, muỗi Culex đã có khả năng truyền vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB) đến một chủ khác, thông thường là lợn. Nếu muỗi cái Culex mang vi rút VNNB đốt (chích) người, người sẽ nhiễm bệnh.
Khoảng 60-70% trường hợp mắc bệnh là trẻ em, thường ở lứa tuổi 2-7 tuổi.
Sau 4-8 ngày ủ bệnh, người bệnh có các triệu chứng “giống cảm cúm” như sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy, run, nhức đầu, nôn mửa,….có thể có rối loạn tâm lý. Trẻ em thường kém ăn. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, động kinh, sốt co 39-40 độ C
Sau 2-3 ngày tới 1 tuần, người bệnh bị rối ý thức, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật nặng, diễn tiến ngày càng nặng và có thể dẫn đến tử vong.
PHÒNG BỆNH
Cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ trong màn (mùng), sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần dài, áo dài tay, đi tất (vớ). Cần thông quang hoặc lấp các cỗng rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.
Ngoài ra, ta có thể phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm vắc xin phòng VNNB.
Xây dựng chuồng gia xúc xa nhà
Tài liệu nói chuyện cộng đồng về một số bệnh truyền nhiễm thường gặp và các biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh