BỆNH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM DO PHẨY KHUẨN TẢ
Thứ ba - 06/11/2018 07:29
BỆNH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM DO PHẨY KHUẨN TẢ
Bệnh tả (cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch đường tiêu hoá do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện chủ yếu bằng nôn và tiêu chảy với số lượng lớn dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Người bị bệnh sẽ thấy sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.
- Thời kỳ toàn phát: Người bệnh tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả điển hình toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu, bệnh nhân nôn rất dễ dàng, lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước nhưng không sốt, ít khi đau bụng. Do mất nước bệnh nhân rơi vào tình trạng mất nước và điện giải nhanh sẽ gây mệt lả, chuột rút...
Bệnh lây qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn xâm nhập đường tiêu hóa người lành từ nước uống, thức ăn nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt thức ăn có nguồn gốc thủy sản . Vi khuẩn tả tồn tại lâu dài trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển, chủ yếu ở động vật phù du, tảo, tọm, cua, sò, sò, hến,……
PHÒNG BỆNH
- Ăn chin, uống sôi: Nấu chin kỹ thức ăn sẽ diệt được các mầm bệnh gây nhiễm trùng tiêu hóa trong đó có vi khuẩn tả. Các thực phẩm cần được nấu chín và ăn khi còn nóng, thức ăn thừa cần để trong tủ lạnh và đun sôi lại trước khi ăn, trụng rau sống trong nước sôi, ăn trái cây tươi đã lột vỏ
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi tiêu hay vệ sinh cho trẻ, mỗi khi nghi ngờ bàn tay nhiễm bẩn.
- Bỏ thói quen mút tay, cầm thức ăn khi tay không sạch ở trẻ em
- Sử dụng dụng cụ ăn và nấu ăn sạch sẽ (nếu có thể thì nên sấy hoặc phơi nắng)
- Vệ sinh tốt môi trường, không dùng phân tươi để bón rau, chất thải người bệnh tập trung vào nhà tiêu (nhà cầu), sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, diệt ruồi muỗi triệt để./.