ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNGTrường Mầm Non Định An
CÁCH SƠ CỨU KHI TRẺ BỊ SỐT CAO CO GIẬT
Thứ tư - 04/04/2018 14:45
CÁCH SƠ CỨU KHI TRẺ BỊ SỐT CAO CO GIẬT
Hiện tượng co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể và bộ não do thiếu ôxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần. Hiện tượng co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể và bộ não do thiếu ôxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần. Trong cơn co giật trẻ thường nôn mửa, nếu người lớn không có cách xử trí đúng và kịp thời sơ cứu thì trẻ có thể tử vong do tắc thở vì ngạt, vì hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược vào phổi gây tổn thương phổi. Phát hiện cơn co giật do sốt cao Nên nghĩ ngay đến co giật do sốt cao khi gặp những trường hợp sau: cơn giật xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi; cơn giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao, thân nhiệt trên 390C. Nếu thân nhiệt hạ thấp hơn 390C thì sẽ hết giật; cơn giật có tính chất lan toả toàn thân (2 tay, 2 chân, mình và đầu), thời gian co giật ngắn dưới 10 phút; sau cơn co giật, trẻ ngủ. Nếu đánh thức thì trẻ tỉnh dậy ngay chứ không rơi vào tình trạng li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết. Cách sơ cứu cơn co giật do sốt cao Nhanh chóng tạo không khí thoáng mát, đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản, nơi bằng phẳng để đề phòng khi co giật, trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Tốt nhất nên cởi bỏ hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là vùng cổ, dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, lau khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán. Lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật. Vì trẻ co giật không thể uống thuốc được nên cần nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn (viên đạn đặt hậu môn: trẻ em dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg). Đợi khi trẻ ngừng cơn giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang 1 bên ngay, đầu đặt ở vị trí an toàn, hơi ngửa tránh việc trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại. Một số điều cần tránh khi trẻ đang sốt cao co giật không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì trẻ thật chặt vì có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Không được dùng vật cứng để gang mồm trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi bởi rất ít khi trẻ cắn vào lưỡi trong cơn co giật. Mà cũng không nguy hiểm bằng việc gang vật cứng vào miệng trẻ làm tổn thương niêm mạc miệng, làm gãy răng, sứt lợi trẻ. Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run mà phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để phòng chống và cắt cơn co giật cho trẻ. BS.Lê Thu Hương
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.