7 nhóm thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị ho
Khi trẻ bị ho, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ các bậc phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Dưới đây là những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị ho.
Nhóm thực phẩm béo, ngọt
Các bác sĩ Đông y cho biết, nguyên nhân trẻ bị ho là do phổi bị nóng tạo ra. Vì thế, khi trẻ bị bệnh nếu cha mẹ cho ăn những thực phẩm có nhiều chất béo, ngọt hoặc được nấu quá mặn sẽ dễ khiến trẻ bị nhiệt, làm tăng đờm khiến bệnh ho của trẻ càng nặng hơn.
Các loại trái cây quýt, xoài, chuối
Các loại trái cây giàu vitamin như cam, quýt, xoài, chuối... tuy rất tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng khi con bị ho mẹ nên tránh cho con ăn bởi chúng có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ khiến cơn ho trở nặng hơn.
Tránh đồ lạnh
Ho thường xuất hiện vào mùa đông, do trẻ bị nhiễm lạnh nên bị ho có đờm. Vì thế khi trẻ bị ho, các mẹ tuyệt đối không cho bé uống nước lạnh, ăn kem hoặc sữa chua lạnh hay các thực phẩm khác để trong tủ lạnh.
Cá biển, tôm, cua, thịt bò
Cá biển, tôm, cua, thịt bò là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng với trẻ bị ho thì không tốt. Vì các loại hải sản có nhiều mùi tanh nên khiến trẻ dễ bị dị ứng, buồn nôn, khó thở. Bên cạnh đó, chất protein có trong những thực phẩm này, dễ gây kích ứng cho trẻ, làm bệnh nặng hơn.
Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ có chứa nhiều chất béo, sinh ra nóng trong người, dễ bị táo bón làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa khiến trẻ càng mệt hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ cũng sinh ra nhiều đờm khiến bệnh càng nặng hơn.
Đậu phộng, hạt dưa và sô - cô - la
Đây là nhóm thực phẩm chứ nhiều dầu, là nguyên nhân làm tăng đờm nên các mẹ cần tránh không cho bé ăn khi trẻ bị ho.
Thuốc bổ
Nhiều bậc phụ huynh khi con bị ho, sợ con bị gầy ốm nên cho bé uống bổ sung một số thuốc bổ, nhưng các bác sĩ cảnh báo, việc tùy tiện sử dụng thuốc bổ cho bé uống có nguy cơ làm bệnh ngày càng nặng và khó điều trị hơn.
Mẹo cho trẻ ăn khi bị ho
- Khi bé bị ho, trong cổ họng có nhiều đờm và đau nên thường biếng ăn và ăn hay bị nôn trớ ra ngoài. Do vậy cần cho bé ăn từ từ, không nên cho bé ăn quá nhiều một lúc.
Nên cho trẻ ăn thức ăn loãng và chia nhỏ bữa ăn
Bên cạnh đó, trước khi ăn mẹ nên cho bé uống vài muỗng canh, lưu ý canh không có dầu mỡ, sau đó cho bé nằm sấp và vỗ nhẹ vào lưng bé để đờm không bị đọng ở cổ giúp bé ăn không bị nôn ói.
- Nên cho bé ăn cháo, hoặc thức ăn có nhiều nước loãng để trẻ dễ nuốt.
- Chia nhỏ bữa ăn của trẻ để tránh bị ăn nhiều và nôn.
Yeutre.vn