Phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ em

Thứ năm - 09/02/2017 11:50
Phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ em

Phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ em

Một số cách sơ cứu khi trẻ mắc dị vật đường thở.
Dị vật đường thở (hóc vật lạ) là khi có vật lạ rơi vào đường thở. Tai nạn thường xảy ra ở người già suy kiệt, hôn mê, ở người lớn cười giỡn trong khi ăn hoặc trẻ em lúc bú bình hoặc cho ăn không đúng cách... Đây là tai nạn thường gặp, nhất là đối với trẻ em.
Nguyên nhân: Do sặc sữa, cháo, cơm; do hít vào đường thở các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu, sapôchê...
Dấu hiệu nhận biết: Đang khỏe mạnh trước đó, nạn nhân đột nhiên xuất hiện các dấu hiệu sau: ho sặc sụa, tím tái, khó thở... Trẻ bị ngạt có thể chết trong vòng vài phút nếu không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời. Do đó, người chăm sóc trẻ khi thấy trẻ đột ngột khó thở cần phải nghĩ ngay đến trẻ bị ngạt do vật lạ rơi vào đường thở dù không ai nhìn thấy trẻ có đút thứ gì vào miệng hay không.
Cách sơ cứu: Nếu trẻ bị nạn còn hồng hào, không khó thở: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến cơ sở y tế để khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ bị nạn tím tái, không thở, không khóc hoặc khóc yếu, nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành ngay các thủ thuật sau để giúp tống xuất dị vật ra khỏi đường thở của trẻ:
Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Dùng phương pháp vỗ lưng - ấn ngực.
Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ vẫn còn khó thở, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối 2 vú một khoát ngón tay.
Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại và tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5-6 lần) cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.
Đối với trẻ lớn: Dùng thủ thuật Heimlich
Trẻ còn tỉnh: đứng sau lưng trẻ, vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị (dưới xương ức, phía trên rốn). Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh, nhanh.
Có thể lập lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.
Nếu trẻ hôn mê: Để trẻ nằm ngửa, người sơ cứu quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi người bị nạn. Đặt gót lòng bàn tay lên vùng thượng vị (dưới xương ức, phía trên rốn), đặt tiếp bàn tay thứ 2 chồng lên bàn tay thứ nhất, ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.
Chú ý: Nếu người bị nạn ngưng thở, phải bắt đầu thổi ngạt và xen kẽ thổi ngạt với việc làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại được. Sau khi lấy được dị vật, vẫn nên đưa người bị nạn đến cơ sở y tế để kiểm tra, chăm sóc.
Những điều không nên làm trong sơ cứu: Không can thiệp nếu người bị nạn vẫn còn hồng hào, có thể ho, thở hay khóc được; Không cố móc lấy dị vật ra nếu không nhìn thấy vì có khả năng làm dị vật rơi vào đường thở sâu hơn.
Phòng ngừa: Không để các vật nhỏ như khuy áo, đồng xu, hạt trái cây, hạt đậu... nơi trẻ chơi và ngủ; Không cho trẻ nhỏ ăn đậu phộng, hạt nhỏ, kẹo cứng hoặc thức ăn có xương. Đối với trẻ lớn, phải cắt hoặc xé nhỏ thức ăn và luôn theo dõi khi trẻ ăn. Đối với trẻ nhỏ, cho trẻ ăn từ từ ít một, không sốt ruột, để trẻ nuốt từng muỗng nhỏ thức ăn và phải theo dõi trẻ ăn, nuốt như thế nào để bữa ăn của trẻ đầy đủ dinh dưỡng và an toàn.
                                                                                                      ( SƯU TẦM)

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bánh canh tôm thịt
Uống sữa 

Bữa trưa:

Cơm
Gà kho nấm
Canh mướp rau đây
Cải thìa luộc
TM: Bánh Plan

Bữa xế:

Nui thịt bằm rau củ

Bữa chiều:

Văn bản mới

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay321
  • Tháng hiện tại9,587
  • Tổng lượt truy cập716,120
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây