Sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 - 2016

Thứ năm - 29/05/2014 10:25
Như chúng ta đã biết “ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai” . Trẻ em mầm non chính là thế hệ tương lai của đất nước sau này.  Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với giáo viên Mầm Non
A.  ĐẶT VẤN ĐỀ:
 
    Như chúng ta đã biết “ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai” . Trẻ em mầm non chính là thế hệ tương lai của đất nước sau này.  Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với giáo viên Mầm Non. Ở trường Mầm Non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách hiệu quả khi trẻ chơi trẻ học cách sử dụng đồ vật theo chức năng và một trong những hình thức vui chơi của trẻ là vui chơi với đồ vật.
Đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu đối với trẻ nhỏ, hoạt động với đồ chơi vừa làm cho trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi vừa giúp cho trẻ phát triển cân đối và hài hòa. Vì vậy việc cung cấp đồ chơi cho trẻ rất quan trọng và cần thiết.Bên cạnh đó việc sử dụng đồ chơi cho trẻ có đạt được mục đích phát triển cho trẻ toàn diện hay không còn phải chú ý đến tác dụng của đồ chơi. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trẻ chỉ nhận biết và tư duy được những gì mà trẻ thấy được và tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong hoạt động vui chơi tôi phải tìm hiểu mọi giải pháp để tạo ra những bộ đồ chơi để kích thích sự tích cực của trẻ trong hoạt động vui chơi .Qua hoạt động vui chơi trẻ được học rất nhiều điều giúp trẻ phát triển về các lĩnh vực. Tuy nhiên thường ngày tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ,  tôi nhận thấy ở các góc học tập thường trẻ chơi nhanh chán. Vì ở góc này trẻ thường hoạt động tĩnh nhiều hơn dẫn đến khó thu hút trẻ và trẻ thường hay lơ là không tập trung. Thường những bộ đồ chơi sẳn trên thị trường dễ dẫn đến hiện tượng trẻ nhàm chán trong thao tác chơi cùng các bạn.Do đó đồ chơi tự tạo ngày càng trở nên hấp dẫn đối với trẻ. Vừa đảm bảo an toàn và có thể tiết kiệm được tài chính trong khoản mua đồ chơi trang bị cho nhóm lớp.
Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thấy được cần tạo nhiều bộ đồ chơi tự tạo như “ Quả bóng thông minh” để khi sử dụng giúp trẻ tích cực hơn trong mọi hoạt động và mong muốn chia sẻ với các chị em đồng nghiệp về tác dụng của đồ dùng đồ chơi  “ Quả bóng thông minh” này. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Kinh Nghiệm  Làm Và Sử Dụng Bộ  Đồ Chơi Quả Bóng Thông Minh”
  1. NỘI DUNG
     Đồ chơi đối với trẻ là rất cần thiết nhưng việc sử dụng đồ chơi có mang lại hiệu quả cao hay không cũng rất quan trọng. Ngày nay có rất nhiều dạng đồ chơi dành cho trẻ mầm non nhưng để lựa chọn được một bộ đồ chơi mang ý nghĩa đối với trẻ thì không phải người giáo viên nào cũng thực hiện được. Bản thân tôi muốn kích thích sự hứng thú và tích cực ở trẻ bằng những bộ đồ chơi tự tạo, từ những bộ đồ chơi này có thể kích thích sự tư duy tích cực trong mọi hoạt động giúp trẻ có thể phát triển toàn diện.
 Việc giúp trẻ hoạt động tích cực trong tất cả các hoạt động là rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
  1. Đặc điểm tình hình
    Đầu năm tôi phân công chủ nhiệm lớp lá 2 với tổng số trẻ là 42. Trong đó trẻ nam là 24 và 18 trẻ nữ.
Trong công tác thực hiện đề tài  tôi có được một số thuận lợi bên cạnh đó tôi cũng gặp một số khó khăn
  1.  Thuận lợi
     Nhà trường xây dựng chuyên đề là đồ dùng đồ chơi và bản thân tôi cũng được tham gia đầy đủ . Kết nối mạng internet để tôi có thể truy cập tìm hiểu cập nhật về những bộ đồ chơi mới lạ.
Chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến cùng nhau rút kinh nghiệm.
Một số phụ huynh có hổ trợ nguyên kiệu phế phẩm giúp tôi có thể chọn ra những nguyên liệu cần thiết để làm bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
  1. Khó khăn
    Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đặt biệt là ở góc học tập tôi nhận thấy trẻ thường mất tập trung, chơi không tích cực và bỏ góc chơi
Qua các tiết dự giờ thao thao giảng tôi thường bị đánh giá trẻ không tích cực.
Từ những thuận lợi và khó khăn này tôi đã tự nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp thực hiện đễ khắc phục những khó khăn nêu trên đồng thời phát huy tốt những thuận lợi.
 II.  Biện pháp thực hiện
    Qua khảo sát thực tế trẻ tham gia chơi hoạt động vui chơi ở góc học tập tôi thấy
     Trẻ tích cực tham gia chơi chiếm 25%
      Trẻ thiếu tích cực chiếm 75%
     Nhằm khắc phục tình trạng trên với mọng muốn giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia chơi tôi đã tiến hành làm bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” để đưa vào sử dụng.
     Vật liệu làm đồ chơi cho trẻ thì vô cùng phong phú và đa dạng bên cạnh những vật liệu nhà trường đã trang bị thì trước khi tiến hành thực hiện làm bộ đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh” công việc đầu tiên tôi phải làm là thu gom nguyên vật liệu phế phẩm để chọn lựa ra những vật liệu cần.
 1. Nguyên Liệu
Gồm các loại
Lõi giấy bọc đựng rác.
Lõi giấy vệ sinh.
Hủ ván sữa.
Nắp chai, giấy carton.
Muỗng sữa hộp, đĩa CD cũ.
Đề can chiếu, ống hút loại to, nhỏ.
Sơn nước, giấy thủ công.
Sau khi thu gom phế phẩm, phế liệu được gia công làm sạch ,phơi khô sau khi là vệ sinh sạch sẽ , loại trừ các chỗ sắc nhọn. để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng. (xem hình 1)
  2. Cách làm:
    Lõi giấy bọc đựng rác làm 2 trụ, lõi giấy vệ sinh làm thân cầu tuột, bồi giấy màu để có độ cứng sau đó sơn để có màu sắc và độ bền, lan can được làm bằng ống hút, hủ ván sữa, muỗng sữa chua, đĩa CD củ dùng làm bàn xoay, tận dụng vòi xe máy để có độ xoay nhanh và nhẹ nhàng.
Các hình ảnh của các chủ đề được dán lên nắp chai, bảng ô cờ được làm từ bìa lịch cũ và những đĩa nhựa có đính các cổ chai để cất giữ đồ chơi sau khi trẻ sử dụng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng đồ chơi không bị thất lạc.
Sau khi thực hiện các phần trên sử dụng súng bắn keo kết dính những chi tiết lại với nhau, sử dụng đề can chiếu với 2 quả bóng và cỏ ở lớp để trang bị bộ đồ chơi có thêm tính mỹ thuật.
Khi làm bộ đồ chơi có sự góp sức của một số cháu ở lớp. Đây là việc làm đơn giản nhưng trẻ rất hứng thú khi tạo ra sản phẩm. Qua đó giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
Sau khi chơi trẻ sẽ tự lắp các nắp chai vào cổ chai trên đĩa giấy mà cô đã chuẩn bị để cất vào hộp tránh bị rơi rớt, thất lạc. Qua đó rèn vận động tinh cho trẻ rèn sự khéo léo của các cơ tay và giáo dục tính cẩn thận cho trẻ.
   3. Cách sử dụng:
   Bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ”  chơi từ 2 đến 4 trẻ có thể chơi theo nhóm với 2 cách chơi :
   -   Cách thứ 1:
1 trẻ sẽ thả banh, 1 trẻ sẽ xoay bàn xoay, khi quả bóng lọt vào ô nào thì trẻ sẽ gọi đúng tên ô đó, 2 bạn ở bàn cờ sẽ nhìn xem trong rổ mình có hình bạn vừa xướng lên sẽ lấy và đặt vào bàn cờ của mình. Nếu cháu nào đi đầy bàn cờ trước là trẻ thắng cuộc.(xem hình 2)
  -  Cách thứ 2:
Trẻ chơi theo nhóm.
Cô chuẩn  bị bàn cờ có 6 ô. Trong đó mỗi ô có 3 hình …tùy theo chủ đề giáo viên chọn.
Nhóm chơi có thể từ 3-4 hoặc 5 trẻ. Một trẻ làm “ chủ ” mỗi trẻ sẽ có 1 bộ chữ số, từ  1 đến 10. Trước khi thả bóng, trẻ tự do chọn lựa, đặt chữ số vào ô nào trẻ thích, trẻ làm “ chủ ” sẽ thả bóng và quay bàn xoay, sau đó cháu đọc kết quả. Trẻ đặt ô đúng kết quả sẽ được trẻ làm “ chủ ” chung thẻ, số lượng thẻ bằng với chữ số trẻ đã đặt.(xem hình 3)
Mỗi cháu làm “ chủ ” 2 lượt và thay trẻ khác, để tất cả trẻ cùng được chơi.
   a. Sử dụng bộ đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh” trong hoạt động vui chơi (Xem hình 4,5,6)
Ở hoạt động vui chơi và đặt biệt là góc học tập thường gây mất hứng thú  vì ở góc này trẻ thường hoạt động tĩnh nhiều hơn dẫn đến khó thu hút trẻ và trẻ thường hay lơ là không tập trung trước khó khăn này tôi đã sử dụng bộ đồ chơi này vào các chủ đề ở góc học tập
   *  Chủ Đề : Trường Mầm Non -  Lớp học của bé:
“Lớp học của bé” trong mắt trẻ  là những  đồ dùng học tập, đồ dùng đồ chơi với màu sắc đa dạng phù hợp với tâm lý  trẻ . Nắm được đặc điểm này tôi đã thiết kế ra bộ nắp chai được dán lên trên với những hình ảnh về lớp học của bé, những rổ chứa hình ảnh được trộn với nhiều hình ảnh khác để phát triển tính tư duy của trẻ. Trong những nắp chai tôi có trộn những hình ảnh của chủ đề khác và cho trẻ chơi theo cách : một trẻ thả bóng , một trẻ xoay bàn xoay khi quả bóng lọt vào ô thì trẻ sẽ gọi đúng tên hình ảnh của ô đó và nhiệm vụ của 2 bạn còn lại sẽ lựa chọn trong rổ của mình xem có hình ảnh bạn vừa xướng lên.
                             Ví dụ : Nếu bóng rơi vào ô có hình ảnh đồ chơi góc xây dựng như : hàng rào ,cây xanh , ghế , hoa …… thì hai bạn còn lại sẽ lựa chọn đúng hình ảnh đồ chơi góc xây dựng và đặt vào ván cờ của mình . Bạn nào đầy bàn cờ trước sẽ là bạn thắng cuộc.
Trong cùng một chủ đề nhánh là “ Lớp học của bé” nhưng tôi cũng có thể đưa bộ nắp chai chữ cái đễ thay đổi cho trẻ chơi. Đối với lớp Lá việc cũng cố chữ cái cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng  nên tôi đã luân phiên thay đổi theo tuần  cho từng trẻ trong lớp tôi được chơi và cũng cố kiến thức đã học trẻ được hòa trong thế giới “ Chơi mà học, học mà chơi” phù hợp với tâm lý của trẻ.
Ví dụ :ở chủ đề này tôi cung cấp cho trẻ chữ cái “ a,ă,â” tôi sẽ chuẫn bị bộ nắp chai chữ cái , những rổ chữ cái cho trẻ lựa chọn được trộn với các chữ cái khác. Trẻ phải đọc và tìm được đúng chữ cái mình đã được học.
*  Chủ đề : Bản Thân:   
Trẻ thường tò mò và thích tìm hiểu môi trường xung quanh và trước hết trẻ thích khám phá về cơ thể của mình. Chính vì muốn trẻ thích thú hơn nên tôi đã dùng những hình ảnh các trang phục của bé  để làm nên bộ đồ chơi ở góc học tập .ở chủ đề này tôi sử dụng hình ảnh các bộ trang phục của bé  dán lên nắp chai và trẻ phải nhìn và lựa chọn thật chính xác hình ảnh mà bạn gọi tên . Khi tham gia trò chơi này tôi tạo cho trẻ một sự thi đua để trẻ chơi hào hứng hơn. Nếu gọi tên sai hoặc trẻ lựa chọn sai hình ảnh thì sẽ mất một lượt chơi.
Ví dụ: Trẻ xoay bàn xoay và quả bóng rơi vào ô có hình “ Áo đầm” Thì trẻ phải tìm được nắp chai có hình ảnh trên đính vào bàn cờ của mình
Cùng một chủ đề và cùng những hình ảnh các giác quan  tôi cũng có thể tạo cho trẻ chơi nhóm cùng nhau
Ví dụ: Tôi sẽ chuẩn bị 1 bàn cờ có sáu ô . Trong đó mỗi ô có 3 hình ( Mắt, mũi , miệng). Nhóm chơi có 5 trẻ. Một trẻ làm chủ , mỗi trẻ sẽ có một bộ hình ảnh các giác quan . Trước khi thả bóng , trẻ tự do đặt hiình vào ô nào trẻ thích , trẻ làm “ Chủ” sẽ thả bóng và xoay bàn xoay , sau đó trẻ đọc kết quả “ Đôi mắt” . Trẻ nào đặt ô đúng kết quả sẽ được trẻ làm “ Chủ” chung thẻ bằng với số thẻ mà trẻ đã đặt. Mỗi trẻ sẽ làm “ Chủ” hai lần và thay trẻ khác để cho tất cả các trẻ khác đều được tham gia chơi.
“ Quả bóng thông minh” là bộ đồ chơi có thể áp dụng hết các chủ đề nên tôi đã thay đổi hình ảnh chủ đề bằng các khối hình  đễ tránh nhàm chán cho trẻ trong suốt chủ đề.
Ví dụ: Một bàn cờ với 6 ô cờ và mỗi ô có ba hình ảnh ( hình tròn ,hình vuông , hình tam giác) . Trước khi trẻ làm” chủ” thả bóng và xoay bàn xoay thì những trẻ còn lại sẽ đặt thẻ vào ô cờ, nếu đặt 3 thẻ vào ô hình tròn thì khi bóng rơi vào ô hình tròn thì trẻ làm chủ sẽ chung cho bạn 3 thẻ , cứ thế luân phiên thay đổi trẻ làm “ chủ” .
   *  Chủ đề : Gia đình - Đồ dùng gia đình:
Đối với chủ đề này có rất nhiều hình ảnh cho trẻ lựa chọn và nó giúp cho trẻ phát triển tư duy qua thao tác suy nghĩ lựa chọn hình ảnh đồ dùng trong phòng khách , phòng ngủ ,trong nhà bếp.
Trong chủ đề này tôi tổ chức làm 3 bộ nắp chai đồ dùng gia đình khác nhau như
Đồ dùng nhà bếp : Nồi cơm điện, chén , muỗng, bàn ghế ăn cơm…
Đồ dùng phòng khách : bàn ghế, tivi, quạt máy, tủ tivi…
Đồ dùng phòng ngủ: Giường, tủ quần áo …Những hình ảnh này tôi trộn lẩn vào nhau. Khi 1 trẻ thả bóng 1 trẻ xoay bàn xoay khi quả bóng rơi vào ô nào thì trẻ sẽ gọi tên cho 2 bạn còn lại lựa chọn hình ảnh và thực hiện thao tác vặn nắp chai trên bàn cờ của mình
Ví dụ : Khi trẻ thả bóng và bóng rơi vào  phòng khách thì trẻ còn lại sẽ tư duy suy nghĩ và lựa chọn đúng hình ảnh như bạn gọi tên và đặt vào bàn cờ của mình. Tương tự khi bóng rơi vào ô chứa hình ảnh nhà bếp thì trẻ lựa chọn nắp chai có hình ảnh đồ dùng nhà bếp và vặn vào bàn cờ của mình.
Trong cùng góc chơi này nhưng tôi đã thay đổi hình ảnh bằng chữ số từ 1 tới 10 nhằm thay đổi cho trẻ. Ở trò chơi này tôi chuẩn bị 2 bộ nắp chai chữ số và chữ cái trộn lẫn vào nhau để tạo độ khó cho trẻ lựa chọn. Trước sự thi đua giữa các bạn với nhau sẽ giúp trẻ hào hứng và thích cực tư duy hơn
Ví dụ: Trẻ thả bóng và xoay bàn xoay nếu quả bóng rơi vào ô số “8” trẻ sẽ xướng tên số “ 8”, trẻ còn lại sẽ lựa chọn trong rổ chữ số và tìm thật nhanh số “ 8” đễ đặt vào bàn cờ của mình. Ai đầy bàn cờ trước sẽ thắng cuộc
   *  Chủ đề : Thế Giới Động Vật:
        Vật Nuôi Trong Gia Đình
Động vật sống trong rừng
Động vật sống dười nước
Côn trùng
Một số loại chim
Thế giới động vật là một thế giới đầy thú vị mà trẻ muốn tìm hiểu , những con vật dễ thương hiền lành nuôi trong gia đình đến những con vật với hình dáng dữ tợn sống trong rừng  , những con cá với nhiều màu sắc và những chú bướm chú ong , những loài chim bay trên trời  có những loài vạt mà trẻ chưa chạm tới bao giờ nhưng trong mắt trẻ đều là những con vật rất gần gũi với trẻ . Nắm được đặc điểm này khi làm đồ chơi ở chủ điểm này tôi đã chuẩn bị rất nhiều hình ảnh về thế giới động vật. Vì là ở độ tuổi lớp Lá nên mức độ khó cho tư duy của trẻ cũng nâng dần theo độ tuổi.
Tôi chuẩn bị 2 bàn cờ , bộ nắp chai hình ảnh động vật nuôi trong gia đình và động  vật sống trong rừng , động vật sống dưới  nước trộn lẫn những hình ảnh vào nhau để tạo độ khó cho trẻ khi lựa chọn.
Trong lần chơi của tuần đầu tiên của chủ đề tôi cho trẻ chơi dưới hình thức 1 trẻ thả bóng và xoay bàn xoay nếu quả bóng rơi vào ô nào trẻ sẽ xướng tên ô đó , trẻ còn lại sẽ lựa chọn trong rổ chữ số và tìm thật nhanh hình ảnh đễ đặt vào bàn cờ của mình. Ai đầy bàn cờ trước sẽ thắng cuộc
 Tuần đầu tiên của chủ đề “ Động vật nuôi trong gia đình” tôi cho trẻ thả bóng, xoay bàn xoay để lựa chon các con vật được nuôi trong gia đình và trong bàn xoay đó chỉ có hình ảnh động vật nuôi trong gia đình
Ví dụ : Một trẻ thả bóng và xoay bàn xoay ,khi bóng rơi vào ô có hình ảnh “con gà” thì trẻ sẽ lựa chọn hình con gà đặt vào bàn cờ của mình.
Ở tuần thứ hai chủ đề “ Động vật sống trong rừng” trong rổ hình ảnh tôi sẽ trộn hình ảnh động vật nuôi trong gia đình và sống trong rừng cho trẻ lựa ,trong bàn xoay có hình ảnh động vật nuôi trong gia đình . Khi trẻ chơi quen tôi sẽ tăng dần mức độ khó .
Ví dụ: Góc này tôi tổ chức cho 3 trẻ chơi , 1 trẻ thả bóng , xoay bàn xoay và đọc tên “ Con voi” thì hai trẻ còn lại sẽ lựa chọn hình ảnh “ Con voi” trong rổ chứa nhiều con vật đặt vào bàn cờ của mình.
Trong tuần cuối cùng của chủ đề “ Thế giới động vật” tôi tăng mức độ khó của trò chơi , làm những bộ nắp chai với nhiều hình ảnh môi trường sống, trong bàn xoay tôi đặt hình ảnh của các con vật cho trẻ lựa chọn. trong tuần tôi tổ chức cho trẻ chơi theo hai cách
Ví dụ :
Cách 1 : Một trẻ thả bóng , một trẻ xoay bàn xoay và xướng tên “ Con cá”  thì hai trẻ còn lại sẽ lựa chọn nắp chai  hình ảnh “ Ao Nước” đặt vào bàn cờ của mình.
 Cách 2: Tôi chuẩn bị bàn cờ có 6 ô, trong mỗi ô có 3 hình (Con gà ,con voi , con chim bồ câu)…., mỗi trẻ có 1 bộ lô tô về môi trường sống của các con vật , 1 trẻ làm “ Chủ” , trước khi trẻ thả bóng và xoay bàn xoay thì những trẻ còn lại sẽ đặt  thẻ vào ô hình “ Con voi” và khi quả bóng rơi vào ô “ Rừng cây” thì trẻ làm “ Chủ” sẽ chung cho trẻ đặt số thẻ bằng với số thẻ bạn đặt.
   *   Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên:
            Với chủ đề này tôi sẽ sử dụng bộ đồ chơi để xây công viên nước trong góc xây   dựng. Nhưng đễ sử dụng đạt hiệu quả thì tôi đã thực hiện làm đồ chơi với kích thướt nhỏ hơn để phù hợp với mô hình xây dựng của trẻ.
Ví dụ: Góc xây dựng tôi cho trẻ xây “Công viên nước” , trong công viên ngoài có cây xanh, có ghế đá và các trò chơi khác , tôi còn hướng trẻ dùng đồ chơi này đặt trong mô hình làm cầu tuột nước. Qua đó tôi giáo dục trẻ an toàn chống tai nạn thương tích, không chen lấn xô đẩy bạn trong khi chơi cầu tuột nước.
   *   Chủ đề : Tết Và Mùa Xuân:
Tâm lý trẻ mầm non rất thích lễ hội và với chủ đề này tôi đã chuẩn bị cho trẻ những nắp chai với hình ảnh của từng mùa trong năm , và bộ hình ảnh đặt trưng nổi bật của mùa đó.
+ Mùa xuân : cây cối , hoa nở
+ Mùa hạ     : con ve kêu , hoa phượng nở
+ Mùa thu    : lá rụng
+ Mùa đông : Quần áo len, thời tiết lạnh
Tôi cho trẻ lựa chọn hình ảnh đặt trưng của từng mùa , hình ảnh mà trẻ lựa chọn được trộn lẫn vào nhau kích thích tư duy trẻ phát triển cao. Tôi chuẩn bị bàn xoay với nhiều hình ảnh về các mùa, trong rổ trẻ lựa chọn có chứa hình ảnh mùa. Cũng có thể tổ chức cho trẻ chơi hai cách luân phiên theo từng ngày trong tuần trẻ sẽ hứng thú hơn.
Ví dụ:
Cách 1: Trẻ bắt đầu thả bóng và xoay bàn xoay sau đó xướng tên “ Hoa phượng” trẻ còn lại sẽ lực chọn hình ảnh mùa hè đặt vào bàn cờ của mình. Tương tự, khi bóng rơi vào ô có hình ảnh “ Hoa nở” thì trẻ sẽ lựa chọn hình ảnh “ Mùa xuân”.
Cách 2: Trẻ chơi theo nhóm . Trẻ làm “ Chủ” sẽ thả bóng và xoay bàn xoay, trẻ còn lại sẽ đặt hình mùa vào hình ảnh “ Mùa đông” . Khi bóng rơi vào ô “ Quần áo len” thì trẻ làm “ Chủ” sẽ chung hình cho bạn. Còn ngược lại trẻ làm “ chủ “ sẽ được hình của bạn. Mỗi bạn sẽ được làm “ Chủ” 2 lần sau đó luân phiên cho các bạn khác
Tôi sẽ xen kẽ hình ảnh chữ số và chữ cái cho trẻ trong khi chơi và sắp xếp nhóm chơi sao cho tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia chơi ở góc học tập với món đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh”
  *    Chủ đề :An toàn giao thông - Phương tiện giao thông:
      Mỗi chủ đề đều mang đến cho trẻ nguồn kiến thức vô tận và trong chủ đề này tôi cũng đã tao ra bội nắp chai cho trẻ với đầy đủ hình ảnh phương tiện giao thông:
+  Phương tiện Giao thông đường bộ : Xe máy, xe đạp, xe ôtô, xe buýt……
+ Phương tiện giao thông đường sắt : tàu lửa
+ Phương tiện giao thông đường thủy: thuyền buồm, ca nô…..
+ Phương tiện giao thông đường không: máy bay , tàu lửa
Khi cho trẻ chơi ở góc học tập tôi đã hướng trẻ chơi phân loại giao thông.
Ví dụ:  Tôi hướng dẫn trẻ chơi với yêu cầu phân loại các đường của phương tiện giao thông. Trong rổ của trẻ có các hình ảnh về các đường mà phương tiện giao thông được phép lưu thông,. Trong bàn xoay có chứa hình ảnh các phương tiện giao thông. Trẻ thả bóng và xoay bàn xoay , xướng tên “ Máy bay” thì 2 trẻ còn lại sẽ thi đua để tìm ra hình ảnh “ Phương tiện giao thông hàng không”
b. Sử dùng đồ dùng đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh” vào trong các hoạt động khác ( Xem hình 7,8):  
   Khi trẻ được thao tác với bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” giúp trẻ củng cố lại những kiến thức nà cô đã trang bị ở các hoạt động chung của các môn học khác như: Làm quen  văn học, làm quen với toán , giáo dục âm nhạc, làm quen chữ viết……..
  *  Chủ đề : Trường Mầm Non:
Môn : Giáo dục âm nhạc ( Loại 3)
Đề tài  Hát VĐ: Em đi mẫu giáo
Nghe hát : ngày đầu tiên đi học
TCÂN: tai ai tinh
Ở đề tài này tôi sử dụng đồ chơi “ Quả bóng thông minh” vào trong phần giới thiệu bài hát vận động “ Em đi mẫu giáo” của trẻ.
Ví dụ: Sau khi tập trung ổn định trẻ tôi tổ chức cho trẻ chơi với món đồ dùng này.  Tôi thả bóng và trẻ xoay bàn xoay . Khi bóng rơi vào ô nào tôi sẽ giơ cao hình ảnh cho trẻ gọi tên. Tôi đàm thoại với trẻ về các hình ảnh trên
+ Các con nhìn xem đây là những hình ảnh gì đây?
+ Các con nhìn xem những hình ảnh này có trong bài hát nào ?
   *   Chủ đề: Bản thân:
Môn :Làm quen với toán
Đề tài : Dạy trẻ xác định cao thấp giữa hai đối tượng”
Trong phần ôn kiến thức cũ tôi cho cho trẻ thả bóng, xoay bàn xoay và gọi tên số lượng trẻ đã học vào tuần trước. Từ đó tôi dùng món đồ dùng đó để cung cấp kiến thức mới về “ Dạy trẻ xác định cao thấp giữa hai đối tượng”
Ví dụ:  Tôi ôn kiến thức cũ cho trẻ bằng trò chơi “ nhanh tay lẹ mắt” và nói được chữ số nào trẻ đã học vào tuần trước. Rồi từ món đồ chơi “ Quả bóng thông minh” tôi tiến hành phần cung cấp kiến thức mới.
Tôi cho trẻ quan sát bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
+ Các con nhìn xem thân cầu tuột gồm mấy trụ ?
+ Vậy trụ bên trái như thế nào so với trụ bên phải  ?
+ Trụ bên phải như thế nào so với trụ bên trái ?
+ Hai trụ như thế nào với nhau?
    *   Chủ đề : Gia Đình:
Môn : Làm quen văn học
Đề tài : Truyện “ Tích Chu” ( Loại 2)
Ở thể loại này thì trẻ đã nắm được nội dung  và nhân vật trong câu chuyện nên tôi sử dụng bộ đồ dùng này để vào bài cũng cố cho trẻ một số nhân vật trong truyện
“ Tích Chu ”
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai với hình ảnh nhân vật trong truyện: Bà, tích chu , cô tiên , con chim, giếng nước thần…
Ví dụ : Tôi tập trung trẻ bằng trò chơi “ Ai đoán giỏi”. Trẻ thả bóng và xoay bàn xoay , lấy những hình ảnh trong ô quả bóng rơi vào và đố trẻ xem những hình ảnh nhân vật này có trong câu chuyện nào? Qua đó trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện và thể hiện được nhân vật trong câu chuyện.
   *   Môn : Làm quen chữ viết:
Đề tài : E ,Ê ( Tiết 1)
Trước khi vào phần cung cấp kiến thức mới tôi dùng bộ đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh”  cho trẻ chơi trò chơi ổn  định giúp trẻ nhận biết và tìm ra chữ cái đã được học. Qua hình thức trò chơi này cũng giúp trẻ phát hiện ra chữ cái mới.
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai chứa chữ cái trước khi tiến hành hoạt động. Tôi tiến hành thả bóng xoay bàn xoay và đưa cao chữ cái cho trẻ gọi tên chữ cái đó
Ví dụ: Tôi dùng bài hát “ Cả nhà thương nhau” để ổn định trẻ
       Bây giờ cô có một trò chơi “ Nhìn nhanh nói nhanh” . Các con cùng chơi nha
      + Các con hảy nhìn thật nhanh và nói cho cô biết đó là chữ gì?
      + Bạn nào phát hiện có chữ cái mới nào ?
      Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con chữ cái mới “ E, Ê”
      Cô cho trẻ phát âm chữ cái “ E, Ê”
  *   Chủ đề : Thế giới động vật:
Môn : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : Đàm thoại về một số con vật sống trong rừng
Với đề tài và chủ đề này tôi sử dụng bộ đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh” vào trong phần giới thiệu bài .
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai với các hình ảnh con vật
+ Động vật sống trong rừng như : Nai , hổ , voi , gấu…
+ Động vật sống trong nhà : Mèo , gà ,heo ,chó…
+ Côn trùng : Con bướm, con ong , con sâu…
+ Động vật sống dưới nước: Cá, cua, tôm …
Tôi cho trẻ thả bóng và xoay bàn xoay quả bóng rơi vào ô nào trẻ sẽ gọi tên con vật trong ô đó.
Ví dụ: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Bé cùng đoán”
Cô mời một trẻ lên thả bóng , xoay bàn xoay và đưa hình ảnh ra phía trước đố các bạn con gì ?
Trẻ phía dưới trả lời đúng con vật bạn đố như : con mèo , con voi ,gấu …
Cô đàm thoại về các hình ảnh
+ Những con vật này sống ở đâu?
+ Trong rừng ngoài có con voi còn có con vật nào sống ?
Để biết được động vật nào sống trong rừng hôm nay cô và các con cùng đàm thoại về các con vật sống trong rừng .
  *   Chủ đề : Nghành nghề:
Môn: Khám phá khoa học
Đề tài : Nghề Bác Sĩ
Đến với chủ đề “ Nghành nghề”, những kiến thức về nghề nghiệp trong tương lai đối với trẻ rất nhiều, và việc giúp trẻ phân biệt đặt điểm của từng nghề là việc cần thiết của tôi. Vì vậy khi cung cấp cho trẻ kiến thức về nghề “ Bác sĩ” tôi dùng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” trong phần cho trẻ chơi cũng cố dưới hình thức thi d6m hứng thú cho trẻ
Tôi chuẩn bị  nắp chai về dụng cụ nghành nghề Bác Sĩ như : Tai nghe , áo blue, nón ,thuốc , kim tiêm…
Ví dụ: để cũng cố lại kiến thức đã học tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Nghe nhanh nói nhanh”
Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội mỗi đội cữ một bạn lên thả bóng và xoay bàn xoay. Sau khi quả bóng rơi vào ô nào thì bạn sẽ chạy lên nói nhỏ vào tai bạn kế bên mình, cứ lần lượt đến bạn cuối hàng sẽ lựa chọn đúng dụng cụ nghề Bác sĩ đính lên bảng của đội mình.
Luật chơi : Phải truyền tin sao cho không cho đội bạn nghe. Kết thúc cuộc chơi đội nào chọn được nhiều dụng cụ nhất đó là đội thắng cuộc.
  *   Chủ đề : Phương Tiện Giao Thông:
Môn : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : Đàm thoại về các phương tiện giao thông đường bộ
Trong đề tài này tôi dùng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” trong phần giới thiệu bài cho trẻ.
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai với nhiều hình ảnh phương tiện giao thông đường bộ như : xe máy, xe đạp ,xe ô tô , xe buýt …đặt trong bàn xoay và bắt đầu thả bóng
Ví dụ : Cô cho trẻ ngồi xung quanh và mời một trẻ lên thả bóng nếu bóng rơi vào ô “ Xe máy” ,trẻ gọi tên phương tiện “Xe máy”
Sau đó cô giới thiệu hoạt động “ Đàm thoại về các phương tiện giao thông đường bộ” .
4.   Công năng:
Bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ” chủ yếu sử dụng trong hoạt động vui chơi ở góc học tập. Đồ chơi sử dụng cho 3 khối lớp: Mầm, chồi, lá.
Đối với lớp mầm: Sử dụng bộ nắp hoa, quả, con vật….
Đối với lớp chồi sử dụng thêm bộ chữ số.
Đối với lớp lá: Ngoài những nội dung trên sử dụng thêm bộ chữ cái.
Khi trẻ được thao tác với bộ đồ chơi  “ Quả bóng thông minh ” giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà cô đã trang bị ở hoạt động chung của các môn học như: Hoạt động khám phá, làm quen với toán, làm quen chữ viết…đạt hiệu quả cao.
Bộ đồ chơi  “ Quả bóng thông minh ” được sử dụng suốt trong năm học với nhiều chủ đề, theo từng thời điểm.
Bộ đồ chơi được thực hiện dưới  dạng mở qua các hoạt động rèn cho trẻ  sự nhạy bén nhanh nhẹn, thông minh, trẻ biết sử dụng những kiến thức mà cô đã trang bị qua các tiết học để ứng dụng vào  hoạt động một cách tự nguyện. Qua đó giúp trẻ năng động sáng tạo và tích cực.
Những thao tác xoay bàn xoay,vặn nắp chai vào trong cổ chai giúp trẻ phát triển vận động tinh. Thao tác lựa chọn hình ảnh , gọi tên hình ảnh góp phần phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
 5.    Phối hợp đồng nghiệp trong trường:  
Là một người giáo viên để thực hiện tốt công tác thì việc phối hợp với giáo viên dạy chung giúp chúng tôi có cùng thống nhất về cách chăm sóc giáo dục trẻ . Bên cạnh đó trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi tôi cũng phối hợp với các đồng nghiệp khác trong trường để trao đổi chia sẻ ý liến và học hỏi kinh nghiệmvề  bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi vào thứ 5 hàng tuần, cùng tham gia dự giờ thao giảng các tiết Dự giờ thao giảng các tiết dạy có sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” để học hỏi rút kinh nghiệm về cách sử dụng bộ đồ chơi trong hoạt động vui chơi và trong các hoạt động khác.
Vận động hổ trợ cùng thu gom nguyên vật liệu phế liệu phế phẩm tiến hành là bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” ( Xem hình 8,9)
  6.   Phối hợp nhà trường:
Trong quá trình thực hiện công tác bản thân tôi luôn phối hợp tốt với nhà trường , nhà trường xây dựng chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi tôi có tham gia và chia sẻ hướng dẩn làm bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Phối hợp cùng nhà trường tổ chức cho phụ huynh tham gia buổi thao giảng những tiết học có sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Phối hợp nhà trường tiếp tục phong trào thu gom nguyên liệu phế phẩm nhắm duy trì nguồn nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi từ phía phụ huynh và các đồng nghiệp khác trong trường
  7.   Phối hợp phụ huynh:
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối hợp với phụ huynh là vô cùng quan trọng hàng ngày trong giờ đón trả trẻ tôi có trao đổi, vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu phế phẩm như : Hũ ván sữa, nắp chai, muỗng sữa…để tôi tạo ra bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” phục vụ cho công tác.
Vận động phụ huynh tới tham gia dự giờ hoạt động trẻ có sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” để phụ huynh có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong mọi hoạt động của trẻ.
III.  Kết quả đạt được:
      Với những biện pháp nêu trên kết hợp với công tác phối hợp trong quá trình làm và sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” tôi đã đạt được những kết quả như sau:
Khi áp dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú trong suốt buổi chơi trẻ thay phiên nhau thả bóng , xoay bàn xoay qua đó trẻ ôn lại kiến thức đã học một cách hứng thú và tự nguyện giúp cho hoạt động vui chơi đạt kết quả tốt
Hoạt động vui chơi nhất là Góc học tập không còn nhàm chán đối với trẻ đa số trẻ đã tích cực và hứng thú hơn và đã đạt 95% trẻ tích cực. Những giờ thao giảng dự giờ không còn bị góp ý trẻ không tích cực. Từ phía phụ huynh đã tích cực hỗ trợ nguyên vật liệu phế phẩm cho cô.
Tôi đã mạnh dạn đưa bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ”  tham gia hội thi  “ Làm đồ dùng đồ chơi cấp tỉnh năm 2012-2013 ” và đạt giải A cấp tỉnh
  1. Bài học kinh nghiệm:
      Bên cạnh những kết quả đạt được bản thân tôi đã tự đúc kết cho mình một số kinh nghiệm:
Bản thân tự thu gom và phối hợp với phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liều cần thiết để làm bộ đồ chơi” Quả bóng thông minh”. Tự đầu tư tìm biện pháp đưa bộ đồ chơi  “Quả bóng thông minh” vào trong tất cả các hoạt động
Thực hiện tốt công tác phối hợp  với nhà trường và đồng nghiệp tiếp để tiếp thu ý kiến đóng góp trong cách sử dụng có hiệu quả bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” chú ý tồ chức hoạt động thay đổi các ngày trong tuần sao cho tất cả trẻ đều được tham gia chơi với bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Bản thân tự tìm tòi lên mạng tìm những bộ đồ chơi tự tạo mới để cập nhật làm kinh nghiệm cho bản thân.
C. KẾT LUẬN:
“ Quả bóng thông minh” là bộ đồ chơi tự tạo làm từ phế liệu phế phẩm giúp cho trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh thông qua bộ đồ chơi này người giáo viên có thể giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Bộ đồ chơi với cấu trúc đơn giản , màu sắc đẹp dễ cuốn hút trẻ thể hiện tính hồn nhiên ngộ nghĩnh phù hợp với đặc điểm của trẻ.
Với tâm lý trẻ khi được trực tiếp thao tác với bộ đồ chơi  “ Quả bóng thông minh ” sự di động của quả bóng và sự chuyển động của vòng xoay trẻ rất hứng thú, tích cực chơi nên trong suốt thời gian chơi trẻ không chán và không bỏ nhóm.
Khi tham gia chơi , rèn luyện cho trẻ sự nhạy bén , thông minh, trẻ biết sử dụng những kiến thức mà cô đã trang bị qua các tiết học để ứng dụng vào trò chơi một cách tự nguyện
Bộ đồ chơi  “ Quả bóng thông minh ” là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, củng cố những kiến thức mà cô đã trang bị, nhằm phát triển tư duy cho trẻ, giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp cũng như tại đơn vị.
 
                                                     Định An ngày    tháng    năm 2014
                                                  Người viết
 
 
 
                                                    Nguyễn Thị Anh Thư  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
        
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bánh mì ốp la
Uống sữa

Bữa trưa:

Cơm
Thịt kho thơm
Canh cải xoong nấu tôm
TM: uống sữa

Bữa xế:

Cháo thịt bằm nấm rơm

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay79
  • Tháng hiện tại9,513
  • Tổng lượt truy cập844,583
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây