Kinh nghiệm sắp xếp bố trí nhóm lớp dạng mở giúp trẻ hoạt động tích cực6

Thứ năm - 15/10/2015 10:27
Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển. Ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng, không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
  1. Đặt vấn đề.
Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển. Ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng, không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
Cùng với sự phát triển của chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục là điều tất yếu.
Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ là cách tổ chức tốt môi trường cơ sở vật chất, môi trường tâm lý xã hội và môi trường thiên nhiên tạo điều kiện giúp trẻ hoạt động tích cực.
Việc tạo môi trường trong  nhóm lớp theo dạng mở là rất quan trọng và cần thiết. Môi trường mở nhằm tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, tư duy, Giúp trẻ hoạt động tích cực qua đó trẻ mạnh dạn tự tin và sáng tạo.
Là người giáo viên mầm non việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực. Đặc biệt là môi trong nhóm lớp, đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Phải thực hiện bền bỉ, lâu dài phù hợp với tình hình của địa phương, phù hợp với đơn vị và phù hợp với từng chủ đề trong chương trình.
Xây dựng môi trường mở trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động tích cực là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên góp phần hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị. Tạo niềm tin, uy tín của nhà trường đối với toàn thể phụ huynh. Xác định được tầm quan trọng trong việc tạo môi trường mở  trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động là rất quan trọng và cần thiết nên tôi chọn đề tài: “ Kinh nghiệm tạo môi trường mở trong nhóm lớp, giúp trẻ lớp chồi  hoạt động tích cực” để hoàn thành tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
      B: Nội dung.
I. Đặc điểm tình hình.
Năm học 2012-2013 Đơn vị trường mẫu giáo Định An thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới năm thứ 3. Việc tạo môi trường mở trong nhóm lớp giúp trẻ hoạt động tích cực được thực hiện thường xuyên trong những năm qua. Theo từng năm có đánh giá rút kinh nghiệm để việc tạo môi trường mở trong nhóm lớp ngày được hoàn thiện hơn. Góp phần hỗ trợ đắc lực trong công tác thực hiện nhiệm vụ và nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
Đầu năm tôi được phân công chủ nhiệm lớp chồi với:
Tổng số cháu là: 53 cháu trong đó 30 cháu nam và 23 cháu  nữ.
Lớp có 3 giáo viên. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng có thuận lợi và khó khăn như sau:
  1. Thuận lợi:
-  Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn để tôi được tham gia học tập.
-  Được sự quan tâm hướng dẫn của ban giám hiệu, sự chia sẻ giúp đỡ của đồng nghiệp giúp tôi tạo môi trường nhóm lớp.
-  Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ để tôi thực hiện công tác chăm sóc giáo dục.
-  Nhà trường trang bị các phụ kiện vật dụng tạo điều kiện giúp tôi làm đồ dùng, đồ chơi và tạo môi trường trong nhóm lớp.
  1. Khó khăn:
-  Do tình hình của đơn vị. Lớp đông vượt số trẻ theo quy định nên cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục.
-  Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động nên chất lượng giáo dục còn hạn chế.
-  Đơn vị thuộc vùng sâu vùng xa, đa số người dân sống bằng nghề công nhân cạo mủ cao su, phụ huynh chủ yếu gửi con để lao động sản xuất nên sự quan tâm của phụ huynh đối với cac hành vi của trẻ còn hạn chế.
  1. Biện pháp thực hiện.
Sau khi nhận nhiệm vụ qua khảo sát đánh giá trẻ đầu năm có:
-  15% Trẻ mạnh dạn thích đến lớp
-  40% Trẻ còn nhút nhát chưa tự tin hay khóc nhè và không thích đến lớp.
-  45% Trẻ chưa chủ động và chưa tích cực trong các hoạt động.
Với những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực tế ở nhóm lớp. Tôi đã thực hiện những biện pháp như sau:
  1. Tạo tình cảm thân thiện giữa cô và trẻ.
Qua khảo sát đầu năm, tôi nắm tâm sinh lý của từng trẻ. Đặc biết đối với những cháu cá biệt để có hướng khắc phục cụ thể như đối với những cháu nhút nhát còn lạ lẫm vì chưa học qua lớp mầm. Những cháu ngày đầu tiên đến lớp cháu thường hay khóc nhè, đòi mẹ không cho mẹ về không chịu vào lớp, có cháu ngồi thụ động. Đối với những cháu này tôi thường quan tâm trò chuyện với cháu, tìm hiểu xem trẻ thường thích gì, tính ý trẻ ra sao, thông qua việc trao đổi cùng phụ huynh. Tôi thường đến hỏi thăm trò chuyện cùng trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng , bằng đồ chơi mà cháu thích, rủ cháu cùng chơi. Cho trẻ mạnh dạn rủ các cháu nhút nhát cùng tham gia chơi trẻ sẽ dễ làm quen với nhau hơn. Sau đó tôi đến hỏi tên trẻ và thường xuyên trò chuyện để cháu được tự nhiên mạnh dạn hơn.
Khi thực hiện biện pháp này tôi nhủ với lòng mình rằng  hãy xem cháu như con ruột của mình. Hãy yêu thương trẻ để cháu thấy an tâm khi ở bên cô. Bằng ánh mắt triều mến và cử chỉ gần gũi , thân thiện với trẻ dần dần trẻ mạnh dạn hơn và trả lời khi cô hỏi. Tự trẻ đến tham gia chơi và lấy đồ chơi mà cháu thích. Khi trẻ đã mạnh dạn, tự tin tôi hướng trẻ vào nề nếp, thói quen để trẻ hoạt động có tổ chức như: Lấy và cất đồ chơi đúng quy định sau khi chơi, xếp đồ dùng học tập gọn gàng sau khi sử dụng. Tôi luôn động viên và khen cháu qua đó cháu mạnh dạn tự tin và tích cực tham gia vào các hoạt động trong nhóm lớp   
  1. Bố trí sắp xếp nhóm lớp dạng mở gây hứng thú cho trẻ.
Trong lớp việc bố trí sắp xếp nhóm lớp theo dạng mở gây hứng thú cho trẻ là rất cần thiết. “ Môi trường như là người giáo viên thứ hai của trẻ” nhằm tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tò mò, khám phá của trẻ. Công tác này được thực hiện xuyên suốt, kịp thời phù hợp với chủ đề đang thực hiện trong chương trình tuy nhiên. Tất cả những gì đưa vào trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động ta phải biết được trẻ sẽ làm gì với nó và phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ .Ví dụ:
  • Bảng hôm nay bé đến lớp.
ở góc này sử dụng bìa cứng thùng sữa, tô màu nước cho đẹp. Làm lá và 4 hoa sen cho 4 tổ ở lớp. Hoa sen to màu hồng ở giữa  nhụy vàng có đính ký hiệu của trẻ. Bên dưới dùng bìa cứng làm bờ ao hình vòng cung để hình của trẻ. Mỗi sáng cháu đến lớp sẽ lấy hình mình đính vào ký hiệu của mình đúng vị trí. Sau giờ đón trẻ tổ trực sẽ kiểm tra bạn nào không có hình trên hoa sen là cháu vắng hôm đó, Buổi chiều vào giờ trả trẻ tổ trực nhật sẽ tháo hết hình và để vào kệ giấy dưới ao sen. Hôm sau trẻ lại thực hiện như trên. Qua góc này cháu rất thích được tự tay mình đính hình của mình lên vị trí có ký hiệu. Qua đó trẻ sẽ biết chọn lựa sẽ nhanh nhớ ký hiệu của mình và trẻ cũng thích đến lớp hơn.
  • Góc chủ đề.
Đối với góc chủ đề tùy theo từng chủ đề tôi sẽ đặt tên cho phù hợp và gần gủi với trẻ. Cô chọn tên đánh chữ rỗng để trẻ tô màu và trang trí cùng cô. Hướng dẫn trẻ cách đính tên chủ đề lên.
Ví dụ: Chủ đề trường mầm non, chủ đề nhánh cô có thể đặt tên như: ở trường bé làm gì?, bé thích đồ chơi nào?
Ví dụ: Ở chủ đề thế giới động vật. Chủ đề nhánh : những con vật dễ thương ở nhà bé hoặc, đại dương trong mắt em, …
Ví dụ:  Ở chủ đề thế giới thực vật, chủ đề nhánh tôi đặt tên như: thế giới muôn loài hoa, vườn cây của bé Tên chủ đề chọn lựa gần gủi dễ thương để trẻ thích tham gia thực hiện . ( xem hình 1)
Những ngày đầu tiên của chủ đề mới. Trong giờ hoạt động vui chơi, tạo hình ngoài tiết học, hay tổ chức ngoài giờ. Trẻ sẽ tự vẽ cắt dán tạo ra sản phẩm mỗi ngày cô chọn vài sản phẩm đẹp. Cô gợi ý cách sắp xếp xen kẻ các sản phẩm sao cho linh hoạt và trẻ sẽ dán lên góc chủ đề, mỗi ngày cháu sẽ bổ sung thêm sản phẩm để làm phong phú thêm về nội dung và hình thức. Thời gian kết thúc chủ đề góc này xem như đã hoàn chỉnh.
Qua góc chủ đề cháu được tự mình tạo ra  sản phẩm và được trưng bày sản phẩm cháu rất thích. Qua đó giáo dục cháu biết trân trọng sản phẩm của mình làm ra và cũng góp phần vào việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ.
  • Góc lễ giáo.
Tạo khung trên mang tường bằng đề can nhiều màu sắc để thu hút trẻ. Sưu tầm sách báo, truyện cũ có hình ảnh phù hợp với lễ giáo để ở kệ gần đó, có sẵn kéo, hồ dán, băng keo trong nhỏ cô sẽ đính một hoặc hai hình ảnh để gợi ý cho trẻ. Trong tuần thực hiện tiêu chí lễ giáo gì ?
Ví dụ : chào hỏi lễ phép, đưa và nhận bằng hai tay, biết giúp đỡ em nhỏ, chơi đoàn kết cùng bạn…
Cô hướng dẫn gợi ý lúc đầu để trẻ biết lựa chọn hình ảnh phù hợp với yêu cầu và dán lên. Nếu trẻ giỏi và  sử dụng kéo thành thạo cháu sẽ tự lên lựa chọn hình ảnh nào cháu thấy phù hợp cắt và dán lên. Sau đó cháu nói được hành vi và việc làm của hình ảnh mà cháu lựa chọn.
  • Góc toán.
Tùy theo đề tài đang thực hiện  ví dụ: đề tài cao- thấp, rộng- hẹp, dài- ngắn, hình vuông- hình tròn, hoặc phân nhóm một, nhiều, số lượng…
Chuẩn bị một số lịch cũ có chữ số to rõ, hình ảnh cây, con, hoa, quả, các loại hình trong sách báo cũ, hồ dán, băng keo trong, kéo…để sẳn. Lấy vỏ hộp bánh ốp vào tường cho cứng để các vật dụng vào đó. Cháu sẽ chọn hình ảnh phù hợp cắt dán lên hoặc lên đính hình có sẵn tùy theo khả năng của trẻ cô gợi ý để trẻ chọn lựa cắt dán đính lên phù hợp với đề tài đang học.
Qua đó rèn sự khéo léo, biết phân tích, lựa chọn trẻ biết tư duy, sáng tạo khi thực hiện ở góc này. Cháu cũng có thể sử dụng sản phẩm tự vẽ của mình qua các giờ tạo hình, tạo hình ngoài tiết học, hoạt động vui chơi để chọn lựa hình ảnh cắt dán. Cô gợi ý cách trang trí và trẻ sẽ đính lên tường phù hợp với yêu cầu từng đề tài đang thực hiện.  
  • Góc dinh dưỡng cho bé.
Tạo bốn nhóm trên mảng tường dùng màu sắc tươi sáng cho thẫm mỹ. Sử dụng hình ảnh làm biểu tượng cho từng nhóm sau đó sưu tầm các tranh ảnh, lịch cũ và hình ảnh phù hợp theo từng nhóm. Chuẩn bị đủ các vật dụng tìm một hộp bánh đẹp trang trí ốp vào tường dùng các nguyên liệu sẵn trẻ có thể tự chọn những hình ảnh phù hợp với từng nhóm chất. Cắt và dán lên nhóm tương ứng. Những lúc cháu thực hiện cô quan sát gợi ý nhắc nhỡ để cháu tạo thêm vẽ thẩm mỹ ở góc này,  có thể cắt sẵn, ép bìa cứng một số hình ảnh có độ khó để những trẻ chưa năng động chậm hơn bạn sử dụng bằng cách lựa chọn hình ảnh phù hợp dán lên nhóm chất tương ứng với thực phẩm.
Qua thực hiện cháu giỏi sẽ phát huy hơn. Cô có thể tăng độ khó dần khuyến, khích sáng tạo bằng cách trẻ sẽ tự vẽ hình ảnh phù hợp, cắt trang trí và dán lên nhóm chất phù hợp, riêng những trẻ yếu cô gợi ý để trẻ biết lựa chọn giúp cháu tự tin khi thực hiện.
  • Góc thư viện của bé.
Cô trang trí khung nền trên mảng tường. Bên cạnh đó sắp xếp một kệ nhỏ. Có thể sử dụng thùng giấy loại cứng. Tạo thành ngăn. Dùng ốc vít đính chặt vào tường để làm kệ, cô trang trí thẩm mỹ và chắc chắn. Trên kệ trưng bày một số sách truyện theo chủ đề đang thực hiện. Hình ảnh màu sắc đẹp, có thể để những câu chuyện mà cô đã kể trong chủ đề. Cô hướng dẫn trẻ cách lật sách. Sau đó trẻ sẻ tự chọn lựa theo ý thích, trẻ sẽ  nhìn hình ảnh trẻ rủ bạn cùng kể theo những hình ảnh, câu chuyện mà trẻ đã biết bằng ngôn ngữ của trẻ hoặc trẻ có thể đặt thành câu chuyện khác mà trẻ suy nghĩ tưởng tượng ra tùy theo khả năng của trẻ.
Cũng ở góc này tôi chuẩn bị một số hình ảnh đẹp được chọn lựa, cắt sẳn ép bìa cứng để sử dụng lâu dài. Trẻ có thể chọn lựa hình ảnh theo ý tưởng của trẻ để đính lên tường thành câu chuyện khác do trẻ suy nghỉ hoặc câu chuyện mà trẻ đã biết hoặc trẻ có thể tư duy sáng tạo đặt tên chuyện khác, sáng tác thành câu chuyện tùy vào khả năng của trẻ nhưng dưới sự bao quát gợi ý hướng dẫn của cô.
Qua góc này trẻ sẽ bộc lộ khả năng tư duy, sáng tạo, khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ giúp trẻ chủ động tự tin khi thực hiện.( xem hình 2)
  • Góc khám phá (thử xem ai tài).
Ở góc này tôi dành riêng một kệ để các đồ dùng nguyên liệu phế phẩm mà cô sưu tầm hoặc liên hệ phụ huynh đóng góp Sau khi đem gia công làm sạch, để đảm bảo an toàn cho trẻ cần loại những vật dụng có thể gây trầy sước, tai nạn cho trẻ. Cô để phế phẩm phế liệu như: Nắm vỏ chai, vỏ hủ sữa chua, rau câu, lõi giấy vệ sinh, lõi chỉ, đĩa nhạc cũ, các hộp bánh kẹo, hộp bìa cứng. Các loại chai lọ bằng nhựa …(Không sử dụng chai thủy tinh có thể vở và gây tai nạn cho trẻ). Ngoài ra còn dành một vị trí nhỏ để đựng ốc vít, kềm, mỏ lết hoặc những hoặc những chiếc xe lắp ráp đã hỏng, cũ. (sử dụng kềm ốc vít bằng nhựa thì tốt hơn).
Để ở góc này cháu sẽ tự đến chơi mày mò theo ý thích của trẻ. Trẻ được thao tác và sẽ phát huy tính sáng tạo, tự tin của trẻ. Trong giờ đón trả trẻ hoặc giờ hoạt động vui chơi, hoặc buổi chiều ngoài giờ họat động chính thức. Cô gợi ý và cho trẻ đến góc chơi này trẻ sẽ được tự do làm theo ý của mình. ( xem hình 3)
  • Góc giao thông của bé:
Góc này tôi sưu tầm tranh ảnh, cho cháu tự vẽ những phương tiện giao thông, cột đèn, cây xanh, người để trẻ cắt dán lên mảng tường làm tranh ngã tư đường phố cháu tự sắp xếp đính sản phẩm mà cháu thực hiện lên mảng tường phù hợp với yêu cầu của cô theo chủ đề. Cô sẽ hướng dẫn trẻ thay đổi tạo ra sản phẩm theo yêu cầu mà cô đặt ra cho trẻ.( xem hình 4)
3.Tạo môi trường mở trong lớp qua các hoạt động.
Ngoài việc tạo mảng tường theo dạng mở. Khi thực hiện các hoạt động trong ngày ta cũng phải chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi mở. Tạo điều kiện cơ hội để trẻ vui chơi, học tập. Trẻ sẽ được trải nghiệm, được thao tác với đồ dùng, đồ chơi mở, qua đó giúp trẻ hoạt động tích cực. Kết quả các tiết dạy sẽ đạt cao hơn.
Tùy theo ý tưởng của trẻ sẽ tư duy sáng tạo ra những đồ chơi còn thiếu để đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ
  • Trong hoạt động vui chơi: ( xem hình 5)
Tùy theo chủ đề cô đã chuẫn bị một số đồ chơi và nguyên liệu phế phẩm.
Góc phân vai :Chủ đề gia đình.
- Chơi phản ánh hoạt động gia đình.
Cô chuẩn bị một số đồ chơi nấu ăn gia đình nhưng không nhiều, chuẩn bị một số vật liệu phế phẩm đã gia công làm sạch, để trẻ có thể lựa chọn thay thế những đồ chơi còn thiếu như:
. Chén có thể sử dụng hủ rau câu nhỏ, hoặc nắp chai.
. Tô có thể sử dụng hũ sữa chua để thay thế .
. Dao có thể dùng cây thước nhỏ cũ
. Thớt có thể sử dụng bằng tấm lót ly cũ
Góc xây dựng. Chủ đề phương tiện giao thông.
- Xây ngã tư đường phố
Cô chuẩn bị một số hộp sữa làm xe, các nắp chai nước ngọt làm bánh xe, cô cho trẻ làm mô hình người mở vẽ thêm chi tiết trên khuôn mặt, cây xanh làm thân cây  từ nhánh của buồng cau kiểng và lá làm từ ống hút và mút xốp cho trẻ gắn vào thân cây. Cho trẻ sắp xếp tạo thành ngã tư đường phố.
Góc học tập
Tùy theo trí tưởng tượng của trẻ, trẻ tưởng tượng và tự tạo đồ chơi để đáp ứng nhu cầu chơi của mình ở góc học tập. Cô sẽ làm một số đồ chơi, trẻ sẽ chơi theo nhóm.
Ví dụ trò chơi xúc sắc ở chủ đề
quả cho cháu lắc xúc sắc có hình hoa quả trẻ sẽ chọn hoa quả trên giấy vẽ sẵn. Nếu mở xúc sắc đúng quả trẻ chọn thì sẽ thắng cuộc.
Ví dụ trò chơi bốn đối bốn. Ở chủ đề phương tiện giao thông cho cháu tìm các loại phương tiện giao thông đối nhau. Nếu trẻ nào thực hiện nhanh hơn trẻ đó dành thắng cuộc.
Cô có thể đưa trò chơi dân gian vào cho trẻ hoạt động như trò chơi: ô ăn quan, cơm canh rau muống…để cho cháu tham gia.
Góc nghệ thuật. Chủ đề tết và mùa xuân.
- Làm thiệp chúc xuân.
Cô chuẩn bị hồ dán, kéo, cát màu, giấy màu, keo sữa, màu nước, cọ, giấy mềm, lá khô, các loại hột hạt. Cho trẻ dùng giấy mềm quấn lại thành thân cây thoa hồ và đặt cây theo nhiều kiểu khác nhau, lấy màu nước tô lên giấy làm thân cây cho đẹp rồi cho cháu gấp và cắt hoa dán lên cây tạo cây mai, cây đào, sử dụng các loại hột hạt để xếp mâm ngũ quả. Các cháu cùng nhau thực hiện tấm thiệp chúc xuân để cùng vui  đón tết.
Góc  thiên nhiên. Chủ đề tết và mùa xuân .
-Gia đình chuẩn bị đón tết.
Cô chuẩn bị mút xốp trong thùng ti vi, lõi giấy vệ sinh, lá chuối, dây cột cho cháu gói bánh chưng bánh tét, sử dụng hủ sữa chua làm chậu dùng những cây hoa dại khô cho trẻ trồng hoa theo ý thích của trẻ.  
  • Trong hoạt động có mục đích.
Trong hoạt động làm quen với toán.
- Đề tài : Dạy trẻ số lượng 4 làm quen số 4
Qua trò chơi thi xem tổ nào nhanh cô chuẩn bị 2 cây xanh từ bìa cứng gắn lên mảng tường chia làm 2 đội chơi nhảy bao bố lên gắn hoa vào cây đúng số lượng 4 và tìm chữ số 4 theo yêu cầu của cô.  (xem hình 6)
4.Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm.
Kiến thức là vô tận. Không thể học một thời gian nhất định mà phải học tập bền bĩ lâu dài để nâng cao trình độ chuyên môn. Tôi đang tham gia học lớp cao đẳng sư phạm mầm non và không ngừng học tập ở các bạn đồng nghiệp, tham quan trường bạn. Đặc biệt là việc tạo môi trường mở trong nhóm lớp.
Trong các giờ thao giảng, các tiết dạy tốt. Tôi luôn đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm cho bản thân để ngày càng có kinh nghiệm nhiều hơn trong công tác giáo dục trẻ. Ngoài ra tôi thường xuyên truy cập trên mạng để nắm bắt những cái mới, những ý tưởng hay để áp dụng vào thực tế của lớp. Bên cạnh đó tôi tự tìm tòi học tập trong các tài liệu sách vở, tìm hiểu chương trình giáo dục mầm non mới.
Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức. Tích cực tham gia các buổi học bồi dưỡng chuyên môn, do đơn vị tổ chức thảo luận trong công tác chuyên môn để cùng thống nhất trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị.
Hàng tháng đơn vị tôi đã tổ chức một buổi làm đồ dùng đồ chơi theo dạng mở. Tất cả giáo viên cùng tham gia, mỗi người đóng góp một ý tưởng cho chuyên đề này. Qua buổi học tập làm đồ dùng đồ chơi. Tôi có kinh nghiệm nhiều hơn và áp dụng vào lớp đạt kết quả tốt.
5. Công tác phối hợp.
  • Phối hợ cùng phụ huynh
 
Trong công tác chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ. Phối hợp cùng phụ huynh là công tác rất quan trọng của người giáo viên. Việc phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường luôn mang lại kết quả cao trong công tác.
Ngoài việc phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng, phụ huynh còn hỗ trợ rất nhiều trong công tác ủng hộ cho tặng những phế phẩm, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻtôi thực hiện như sau.
- Thông báo trên bảng tuyên truyền của lớp.
- Trực tiếp trao đổi đề nghị cùng phụ huynh.
-  Để được sự tín nhiệm của phụ huynh. Khi tổ chức làm đồ dùng đồ chơi, trẻ tạo ra những đồ chơi nghộ nghĩnh dễ thương. Tôi chọn một góc dễ thấy để trưng bày sản phẩm của trẻ cho phụ huynh xem.
  • Phối hợp cùng nhà trường, đồng nghiệp.
    • Phối hợp cùng nhà trường mời phụ huynh đến dự tiết thao giảng, có thực hiện đồ dùng, đồ chơi mở để phụ huynh thấy được hiệu quả của việc hỗ trợ phế phẩm phế liệu của phụ huynh giúp trẻ hoạt động tốt.
    • Phối hợp chặt chẽ với giáo viên làm dồ dùng đồ chơi để phụ vụ các hoạt động.
    • Phối hợp các đồng nghiệp dự giờ các hoạt động để học hỏi rút kinh nghiệm.
III.Kết quả đạt được.
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên. Đến thời điểm này lớp tôi đạt kết quả rất khả quan.
Cháu mạnh dạn tự tin khi đến lớp, gần gũi cô giáo, chơi hòa đồng cùng bạn bè và thích đến lớp.
-  Tỉ lệ chuyên cần đạt: 82,54 %
-  Tỉ lệ bé ngoan đạt: 85,64 %
-  Cháu chủ động tích cực đạt 90 %
-  Còn 10 % trẻ tham gia hoạt động cùng cô.
Cháu cùng cô làm được 25 bộ đồ dùng, đồ chơi dạng mở từ nguyên liệu phế phẩm để phục vụ các hoạt động. Không kể những đồ dùng đồ chơi cháu sáng tạo để phục vụ nhu cầu chơi và học hằng ngày.
Trẻ phát triển tốt về thể lực và tinh thần. Trẻ năng động sáng tạo hơn. Cụ thể các tiết thao giảng dự giờ trẻ được đánh giá hoạt động rất tích cực, nhanh nhẹn mạnh dạn tự tin. Các tiết thao giảng của cô được đánh giá khá, giỏi.
Qua các đợt kiểm tra môi trường nhóm lớp được ban giám hiệu đánh giá luôn thực hiện tốt và thường xuyên thực hiện theo dạng “ mở” . Trẻ tham gia hoạt động tốt .
Với những nổ lực trên của cô và trẻ trong năm học này tôi đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở.
Qua trao đổi cùng phụ huynh. Phụ huynh rất tin tưởng và khen cháu ngày càng ngoan hơn, giỏi hơn, cháu tiến bộ nhiều so với đầu năm.
Với những phấn đấu nỗ lực và kết quả nêu trên. Giúp trẻ phát triển toàn diện và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của lớp và của đơn vị. Qua đó tạo uy tín, sự tin tưởng của phụ huynh và của chính quyền địa phương với nhà trường ngày một nâng cao hơn.
IV.Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được tôi rút ra được kinh nghiệm sau:
-  Tạo môi trường mở trong nhóm lớp giáo viên phải luôn tích cực thực hiện, thường xuyên liên tục theo chủ đề trong chương trình.
-  Tạo sự gần gũi, yêu thương trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin.
-  Thực hiện phân nhóm để bao quát trẻ kỹ hơn, nắm tâm sinh lý từng trẻ để có biện pháp giáo dục cụ thể.
-  Phối hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để hỗ trợ phế liệu phế phẩm.
-  Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp. Tham mưu với lảnh đạo nhà trường tạo điều kiện để trang bị thêm nguyên vật liệu tạo môi trường mở trong nhóm lớp.
-  Thường xuyên cập nhật cái mới trên mạng, trên sách báo để ứng dụng vào nhóm lớp.
-  Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng luôn tìm tòi những cái mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
-  Giáo viên phải yêu nghề và tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ như con và luôn là người mẹ thứ hai trong mắt trẻ thơ.
  1. Kết luận.
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới. Việc tạo môi trường trong  nhóm lớp theo dạng mở là rất quan trọng và cần thiết. Môi trường mở nhằm tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, tư duy, Giúp trẻ hoạt động tích cực qua đó trẻ mạnh dạn tự tin và sáng tạo.
Tạo môi trường mở giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất cả về tinh thần. Hình thành nhân cách tốt cho trẻ. Qua đó giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị.
Là người giáo viên mầm non, tôi luôn tâm huyết với nghề yêu nghề, mến trẻ, luôn vững vàng, kiên định trong mọi hoàn cảnh, phấn đấu vượt mọi khó khăn. Không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu học tập. Luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Xứng đáng với sự tín nhiệm của phụ huynh và nhà trường. Như lời Bác Hồ đã dạy “ …dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt…”.
Việc xây dựng thế hệ tương lai, bồi dưỡng nhân tài để xây dựng đất nước.Không phải thực hiện một thời gian nhất định mà phải thực hiện bền bĩ lâu dài. Như lời Bác Hồ đã dạy: “ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng cây- Vì lợi ích mười năm thì phải trồng người”. Tôi luôn ghi nhớ và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và góp phần nhỏ để xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.
 
 
Ngày 20 tháng 02 năm 2013
Người viết
 
Lê Thị Ánh Hồng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bún riêu cua
Uống sữa

Bữa trưa:

Cơm
Cá sốt cà
canh su hào thịt bằm
Rau dền luộc
TM: sữa chua

Bữa xế:

Hủ tiếu mực

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay764
  • Tháng hiện tại9,402
  • Tổng lượt truy cập844,472
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây