LÀM THẾ NÀO VỚI TRẺ SUY DINH DƯỠNG, CHẬM LỚN, BÉO PHÌ

Thứ năm - 24/03/2022 14:57
imagesCA2XVZZ2
imagesCA2XVZZ2
LÀM THẾ NÀO VỚI TRẺ SUY DINH DƯỠNG, CHẬM LỚN, BÉO PHÌ
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần tăng lượng protein trong bữa ăn hàng ngày
– Tăng lượng protein: Với trẻ còi xương suy dinh dưỡng, cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
– Tăng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm: Cần tăng dầu mỡ cho bữa ăn hàng ngày của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Khi chế biến phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.
– Tăng bữa ăn: Cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa, cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Trong bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, ăn nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.
– Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để bé nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, ăn tốt và làm sao để bé tăng cân. Bên cạnh đó, nên bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn sống có ích cho đường ruột, các vitamin, men amylase, acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được…để cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ. Các chế phẩm chứa sẵn các thành phần trên có nhiều như: Probio, biolac, Bio-acimin…, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, trẻ ăn ngon trở lại, hấp thu dưỡng chất tối ưu và tăng cân. Tuy nhiên, khi bổ sung vi chất dinh dưỡng, men vi sinh, cần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cốm vi sinh Bio-acimin Gold được bào chế từ men vi sinh (Probiotic), acid amin, vitamin, các khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và các dưỡng chất cần thiết cho trẻ như như β-Glucan, Immune Gamma, Coenzym Q10, DHA. Bio-acimin Gold bổ sung vi chất, acid amin thiết yếu cho cơ thể, kích thích trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Bên cạnh đó, trẻ còn được bổ sung vi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và phòng ngừa, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Cốm vi sinh Bio-acimin Gold cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao sức đề kháng; hỗ trợ phát triển trí não, tăng sự nhạy bén, nhận biết và tư duy nhanh cho trẻ.
* Dinh dưỡng điều trị cho trẻ chậm lớn: cần bao gồm các chăm sóc ở các khía cạnh khác nhau, cần quan tâm đến đặc điểm sinh lý học, dinh dưỡng và các yếu tố xã hội liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, đội ngũ điều trị nên bao gồm cả bác sĩ, y tá, nhân viên công tác xã hội, nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng. Nhìn chung, dinh dưỡng điều trị đối với trường hợp thiếu dinh dưỡng cần tiến hành theo các bước sau:
  1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
  2. Cung cấp dinh dưỡng để đáp ứng các nhu cầu phát triển
  3. Cụ thể và cá nhân hóa các hướng dẫn dinh dưỡng
Đối với trẻ chậm phát triển, cần phối hợp các biện pháp xử trí khác nhau. Cha mẹ cần có cách cho ăn đúng, các biện pháp can thiệp hỗ trợ để cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.
Cách cho ăn đúng:
-       Xây dựng lịch trình đều đặn các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ, cách nhau 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng
-       Kiên định với lịch trình này hằng ngày
-       Hạn chế nước giải khát trong bữa ăn chính và chỉ cho vào bữa ăn phụ, cho trẻ uống nước giữa các thời điểm cho ăn
-       Xác định  những giới hạn về thời lượng các bữa ăn chính và ăn phụ, thường là từ 20-30 phút
-       Chế biến các món ăn có cấu trúc thích hợp. Ví dụ: tỉ lệ các thực phẩm chế biến đối với trẻ tập đi là bằng khoảng 1/3 đến ¼ tỉ lệ thức ăn của người lớn.
-       Có chỗ ngồi thoải mái cho trẻ
-       Khuyến khích những hành vi ăn uống tích cực bằng những lời tán dương khen ngợi và ủng hộ tích cực nhưng không chú trọng quá nhiều vào việc tự để trẻ ăn
-       Chuẩn bị sẵn tất cả các món ăn trước khi trẻ ngồi vào bàn ăn
-       Hạn chế những thứ làm trẻ sao lãng (ví dụ: đồ chơi, đài, TV, Video,…)
-       Là tấm gương tích cực để trẻ noi theo học tập về hành vi ăn uống
-       Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm
-       Cho trẻ ăn những loại thực phẩm mà trẻ thích và dần dần giới thiệu những thực phẩm mới cho trẻ.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp cần có biện pháp can thiệp thêm để hỗ trợ trẻ.
-       Xác định nguồn thực phẩm dựa theo các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng nếu cần thiết.
-       Xác định các hệ thống hỗ trợ giúp tối giản căng thẳng giữa cha mẹ. Ví dụ: dịch vụ chăm sóc trẻ em, tư vấn.
Các lớp học làm cha mẹ, đặc biệt dành cho những người cha/mẹ trẻ tuổi là rất hữu ích. Nhiều trường hợp cần phải cho trẻ nằm viện, dùng các chất kích thích cảm giác thèm ăn và cho ăn bằng đường ống nếu trẻ không thể ăn qua đường miệng.
Dinh dưỡng cho trẻ thừa cân như thế nào?
- Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.
- Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
- Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
- Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
- Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
- Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.
Không nên làm:
- Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga
- Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.
- Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.
- Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.    
Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động:
- Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao.
- Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.
- Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang...
- Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc...
- Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử...
- Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Nguồn: trungtamytetienyen.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bún riêu cua
Uống sữa

Bữa trưa:

Cơm
Cá sốt cà
canh su hào thịt bằm
Rau dền luộc
TM: sữa chua

Bữa xế:

Hủ tiếu mực

Bữa chiều:

Văn bản mới

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay605
  • Tháng hiện tại10,141
  • Tổng lượt truy cập684,350
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây