UBND HUYỆN DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN ĐỊNH AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Định An, ngày 9 tháng 9 năm 2024
TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG
CHO TRẺ MẦM NON
Như chúng ta đã biết bệnh tay – chân – miệng là một bệnh dịch đã và đang
được nói đến như một hồi chuông cảnh báo ngân dài trên tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích.
Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường
ruột gây ra, bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước lọt
dịch tiết mùi, dịch họng, dịch của các bóng nước khi vỡ, hoặc qua đường phần
miệng qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.
Bệnh Tay - chân - miệng là một trong những bệnh thường xuất hiện nhiều
nhất ở môi trường học đường, đặc biệt là bậc mầm non.Vì vậy nhân viên y tế
trường mầm non Hoa Phượng đã lồng ghép vào các giờ hoạt động buổi chiều để
tuyên truyền tại lớp cho cô và trẻ về các biểu hiện của bệnh Tay - chân- miệng và
các biện pháp phòng tránh.
1. Những biểu hiện chính của bệnh tay – chân – miệng?
– Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi
phỏng (bóng) nước.
– Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của
má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành
phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.
– Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng
bàn chân…
2. Cách phòng bệnh:
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện
pháp sau:
Hướng dẫn trẻ rửa tay theo 6 bước
Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là
trước khi ăn và sau khi vệ sinh bằng 6 bước như sau:
+ Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức
ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
Hướng dẫn trẻ thực hành rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch theo
6 bước trước khi ăn.
+ Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
Giáo dục trẻ không mút tay, đưa đồ chơi vào miệng để phòng bệnh
+ Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
+ Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
+ Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng
hoặc nước sát khuẩn.
Hướng dẫn giáo viên ngâm rửa đồ chơi bằng nhựa với cloramin B 1tuần/1
lần.
Giáo viên trên các lớp vệ sinh đánh cọ mặt bàn 1tuần /1 lần đảm bảo luôn
sạch sẽ
3. Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
+ Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc
miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
+ Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp súc với trẻ khác.
+ Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
+ Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh tay – chân – miệng. Hy vọng bài
tuyên truyền này sẽ đem lại những kiến thức bổ ích và thiết thực giúp các giáo viên
và phụ huynh học sinh hiểu biết và có cách phòng tránh cũng như chữa trị dịch
bệnh này.
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT
Lê Thị Ánh Hồng