I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên- bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Tạo điều kiện tốt cho những bước phát triển sau này. Hướng sự phát triển của trẻ vào việc hình thành nhân cách con người, chuẩn bị khả năng học tập tốt.
Trong thời đại ngày nay, trẻ em luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận mệnh đất nước. Quan tâm tới cả chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là vấn đề được đặt lên hàng đầu của xã hội, khi chuẩn bị cho trẻ bước vào một năm học mới. Chuyển từ giai đoạn vui chơi là hoạt động chủ đạo, sang hoạt động học tập là chính yếu - tức giai đoạn chuẩn bị vào lớp một của trẻ - luôn được đánh giá là giai đoạn bước ngoặt, là một trong những dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Là giáo viên mầm non tôi biết mình nhận trọng trách rất lớn, đó là ươm mầm những tài năng, những con người có ích cho xã hội, hình thành nên nhân cách, đạo đức lối sống để trở thành một con người tốt, tuy nhiên hình thành nhân cách con người thôi không đủ mà phải hình thành cả về tri thức cho trẻ, từ đó trẻ phát triển được toàn diện.
Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết trong chương trình Giáo dục mầm non là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển ngôn ngữ "tiền đọc viết".
Môn làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường phổ thông với một tâm thế tự tin, vững vàng, bởi chữ viết là một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu ở trường tiểu học.
Xác định được tầm quan trọng trong việc dạy trẻ học môn làm quen chữ viết là rất quan trọng và vô cùng cần thiết nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực môn làm quen chữ viết tiết 1” để hoàn thành tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
II/ NỘI DUNG
Ngày nay, đối với bậc học mầm non thì việc dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ viết có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, bên cạnh đó còn giúp trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh.
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu với hoạt động làm quen chữ viết. Làm quen ở đây không có nghĩa là dạy cho trẻ tập đọc, tập viết, mà cái chính là giúp trẻ có thể nhận dạng được các chữ viết, và có kĩ năng ban đầu của hoạt động học tập.
Cho trẻ làm quen chữ viết là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Cần phải có chương trình cụ thể và hình thức giúp trẻ làm quen với chữ viết thích hợp. Vì thế, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với đặc điểm của từng trẻ, giúp trẻ có thể lĩnh hội một cách ấn tượng và sâu sắc nhất.
1/ Đặc điểm tình hình:
Năm học 2013- 2014 tôi được phân công dạy lớp lá với tổng số cháu là 42 cháu, trong đó có 20 nữ, 22 nam với đặc điểm tình hình lớp như trên khi dạy môn làm quen chữ viết tôi gặp phải một số khó khăn và thuận lợi như sau:
2/ Thuận lợi:
Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đàn organ, máy tính thuận lợi cho việc dạy và học.
Nhà trường đã cài phần mềm happy kid phục vụ cho việc học chữ viết của trẻ.
Nhà trường luôn dự giờ thăm lớp giáo viên để góp ý, rút kinh nghiệm.
Nhà trường trang bị các vật liệu tạo điều kiện giúp tôi làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học.
3/ Khó khăn:
Nhà trường chưa tạo điều kiện kết nối mạng intrenet, nên việc tìm tòi tài liệu giảng dạy còn khó khăn.
Một số phụ huynh nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước chương trình, ở lớp tôi có trẻ đã đọc chữ một cách thành thạo, dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều.
Phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm công nhân, nên không ít phụ huynh còn xem nhẹ việc đến trường của con mình, thường xuyên cho con nghỉ học, đi muộn về sớm, gây khó khăn cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên.
Một số cháu mới đi học năm đầu tiên