Đặt vấn đề.
Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển. Ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng, không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
Cùng với sự phát triển của chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục là điều tất yếu.
Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ là cách tổ chức tốt môi trường cơ sở vật chất, môi trường tâm lý xã hội và môi trường thiên nhiên tạo điều kiện giúp trẻ hoạt động tích cực.
Việc tạo môi trường trong nhóm lớp theo dạng mở là rất quan trọng và cần thiết. Môi trường mở nhằm tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, tư duy, Giúp trẻ hoạt động tích cực qua đó trẻ mạnh dạn tự tin và sáng tạo.
Là người giáo viên mầm non việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực. Đặc biệt là môi trong nhóm lớp, đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Phải thực hiện bền bỉ, lâu dài phù hợp với tình hình của địa phương, phù hợp với đơn vị và phù hợp với từng chủ đề trong chương trình.
Xây dựng môi trường mở trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động tích cực là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên góp phần hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị. Tạo niềm tin, uy tín của nhà trường đối với toàn thể phụ huynh. Xác định được tầm quan trọng trong việc tạo môi trường mở trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động là rất quan trọng và cần thiết nên tôi chọn đề tài: “ Kinh nghiệm tạo môi trường mở trong nhóm lớp, giúp trẻ lớp chồi hoạt động tích cực” để hoàn thành tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
B: Nội dung.
I. Đặc điểm tình hình.
Năm học 2012-2013 Đơn vị trường mẫu giáo Định An thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới năm thứ 3. Việc tạo môi trường mở trong nhóm lớp giúp trẻ hoạt động tích cực được thực hiện thường xuyên trong những năm qua. Theo từng năm có đánh giá rút kinh nghiệm để việc tạo môi trường mở trong nhóm lớp ngày được hoàn thiện hơn. Góp phần hỗ trợ đắc lực trong công tác thực hiện nhiệm vụ và nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
Đầu năm tôi được phân công chủ nhiệm lớp chồi với:
Tổng số cháu là: 53 cháu trong đó 30 cháu nam và 23 cháu nữ.
Lớp có 3 giáo viên. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng có thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn để tôi được tham gia học tập.
- Được sự quan tâm hướng dẫn của ban giám hiệu, sự chia sẻ giúp đỡ của đồng nghiệp giúp tôi tạo môi trường nhóm lớp.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ để tôi thực hiện công tác chăm sóc giáo dục.
- Nhà trường trang bị các phụ kiện vật dụng tạo điều kiện giúp tôi làm đồ dùng, đồ chơi và tạo môi trường trong nhóm lớp.
Khó khăn:
- Do tình hình của đơn vị. Lớp đông vượt số trẻ theo quy định nên cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục.
- Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động nên chất lượng giáo dục còn hạn chế.
- Đơn vị thuộc vùng sâu vùng xa, đa số người dân sống bằng nghề công nhân cạo mủ cao su, phụ huynh chủ yếu gửi con để lao động sản xuất nên sự quan tâm của phụ huynh đối với cac hành vi của trẻ còn hạn chế.
Biện pháp thực hiện.
Sau khi nhận nhiệm vụ qua khảo sát đánh giá trẻ đầu năm có:
- 15% Trẻ mạnh dạn thích đến lớp
- 40% Trẻ còn nhút nhát chưa tự tin hay khóc nhè và không thích đến lớp.
- 45% Trẻ chưa chủ động và chưa tích cực trong các hoạt động.
Với những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực tế ở nhóm lớp. Tôi đã thực hiện những biện pháp như sau:
Tạo tình cảm thân thiện giữa cô và trẻ.
Qua khảo sát đầu năm, tôi nắm tâm sinh lý của từng trẻ. Đặc biết đối với những cháu cá biệt để có hướng khắc phục cụ thể như