ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNGTrường Mầm Non Định An
Kế hoạch BDCM giáo viên tháng 2/2023
Thứ năm - 09/03/2023 08:39
PHÒNG GDĐT HUYỆN DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON ĐỊNH ANĐộc lập Tự do- Hạnh phúc Số /KHBDCM-MNĐA Định An, Ngày 06 tháng 02 năm 2023
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THÁNG 02
Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ công tác chăm sóc theo chương trình giáo dục mầm non mới; Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị. Nay Trường mầm non Định An xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên – cấp dưỡng tháng 02 năm học 2022-2023 như sau. I. MỤC ĐÍCH :
Nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023 của đơn vị.
Nhằm kích thích động viên tinh thần sáng tạo ý thức tổ chức kỷ luật. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức cơ bản về cách xử trí một số tai nạn thương tích.
Giảm thiểu tối đa nguyên nhân xảy ra các trường hợp tai nạn thương tích của trẻ trong và ngoài trường.
Khắc phục kịp thời và đúng phương pháp các trường hợp tai nạn của trẻ (nếu có).
II. NỘI DUNG.
Cách xử trí ban đầu một số tai nạn thương tích
+ Dị vật đường thở. + Điện giật. + Đuối nước. + Vết thương chảy máu. + Các trường hợp khác: Hóc xương, bỏng, gãy xương. II/. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Khảo sát tình hình đội ngũ GV-CD phân loại năng lực tay nghề của cá nhân.
Phối hợp cùng tổ chuyên môn, tổ tự quản xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong đơn vị.
Tổ chức học chuyên đề vào các buổi họp chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ tự quản.
Thảo luận chuyên đề trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ tự quản.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn tháng 02 năm học 2022-2023
P.Hiệu trưởng Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Ly Nguyễn Kim Tuyết Hoa
CÁCH XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH 1.Dị vật đường thở
Dấu hiệu nhận biết
Trẻ ăn, uống hoặc chơi đột ngọt ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt. Trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngừng thở, nặng hơn là trẻ bị bất tỉnh, đái dầm.
Cách xử trí
Nếu trẻ khóc và nói được thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và gắp dị vật ra. Trong lúc đi, để trẻ ở tư thế ngồi. Không can thiệp vì di chuyển, dị vật có thể làm trẻ ngưng thở đột ngột. Nếu trẻ ngưng thở hay khó thở nặng, thực hiện việc sơ cứu ngay tại chổ.
Đối với trẻ nhỏ:
+ Cách 1: Người cấp cứu cầm chặt 2 chân trẻ dốc ngược, dùng lòng bàn tay vỗ nhanh, liên tục vào giữa hai xương bả vai từ 1 – 5 lần. + Cách 2: Đặt trẻ ở tư thế sấp, đầu dốc, bụng, ngực, nằm trên cẳng tay trái người cấp cứu, tay phải vỗ 1 – 5 lần vào giữa hai xương bả vai.
Đối với trẻ lớn:
+ Cách 1: Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân vuông góc, đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, 1 tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ 1 – 5 lần giữa hai xương bả vai. + Cách 2: Đặt trẻ nằm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên 1 cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu và tay kia vỗ giữa hai xương bả vai 1 – 5 lần.
Điện giật
Xử trí tại chổ Cấp cứu trẻ thoát khỏi dòng điện bằng cách nhanh chóng ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ (tre) khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ hoặc kéo trẻ khỏi nguồn điện. Tránh điện truyền sang người cứu, tuyệt đối không được dùng tay không, phải đeo găng cao su hoặc quấn ni – lông, vải khô, chân đi guốc, dép khô hoặc đứng trên tấm ván khô. Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập, trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi đưa trẻ đi bệnh viện, phải khẩn trương kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho tới khi trẻ thở lại. Nếu có vết thương bỏng, nhanh chóng phủ kín vết thương bằng cách băng khô vết bỏng trước khi chuyển đi.
Đuối nước
Ngay sau khi vớt được trẻ phải khẩn trương: Cởi nhanh quần áo ướt. Làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. Sau đó, lau sạch miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt), xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi trẻ thở lại, tim đập lại. Lau khô người, xoa dầu cho nóng toàn thân, quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Vết thương chảy máu
Rửa vết thương bằng nước sôi để nguội. Bôi cồn sát trùng, băng lại, nếu vết thương rộng hay ở mặt nên đưa đến bệnh viện. Không rắc các loại thuốc bột, thuốc mỡ lên vết thương. Xử trí vết thương ở các mạch máu lớn.
Động mạch ở chân, tay
Cầm máu tạm thời bằng băng ép tại chổ, ga – rô phía trên chổ tổn thương. Cách đặt ga – rô: + Dùng băng ga – rô mềm, mỏng, đàn hồi to bản ( chiều rộng 3 -5cm, dài 1,2 – 2m đối với tay hoặc 5 – 8cm, dài 2- 3m với chân) chặn trên đường đi của động mạch cách vết thương 2 – 3cm, phải lót vải mềm ở da trước khi quấn ga – rô. Quấn vừa phải khi không còn chảy máu ra ở phía dưới là được. + Nếu không có ga – rô theo quy định, có thể dùng tạm khăn vải, dây buộc hoặc dùng tay ấn vào đường đi của động mạch. Sau cùng là băng vết thương lại tránh nhiễm khuẩn. Khi đặt ga – rô xong phải chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay.
Tổn thương mạch nội tạng
Băng ép vết thương phía ngoài. Chuyển trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện một cách nhanh nhất. 5.Một số tai nạn khác 5.1 Hóc xương Nên mang đến bệnh viện. Không nên chữa mẹo hoặc moi tay vào cổ họng trẻ. 5.2 Bỏng Loại trừ tác nhân gây bỏng. Rửa hoặc ngâm vết thương ngay bằng nước lạnh để giãm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng. Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng. Nếu bỏng nặng phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. 5.3 Gãy xương Giữ chổ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: Dùng hai nẹp gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lơn hơn khoảng cách 2 khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện.
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.