SKKN hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
A.   ĐẶT VẤN ĐỀ
I.     Lí do chọn đề tài.
  • Mầm Non là bậc học nhỏ nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, tuy nhiên mầm non luôn giữ vai trò quan trọng và chủ đạo của mình. Mầm non không đơn thuần là chỉ dạy trẻ ca hát hay dạy trẻ chơi trò chơi mà giáo dục mầm non là cả một quá trình dài theo dõi, sửa đổi làm sao cho trẻ cảm thấy hứng thú, ham thích với hoạt động mà giáo viên tổ chức. Từ những hoạt động đó giáo viên nhẹ nhàng lồng ghép các nội dung cần giáo dục đến trẻ một cách đan xen linh hoạt, giúp trẻ cảm nhận và tiếp thu được nội dung giáo dục một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
  • Giờ học của lứa tuổi mầm non không có sự phân chia ranh giới rạch ròi giữa việc học và chơi. Trẻ học được thông qua trò chơi, qua cách chơi của mình. Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động nhiều môn học giúp trẻ phát triển toàn diện, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động . Chính vì vậy việc thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.Từ đó chính bản thân trẻ sẽ đúc kết được những kinh nghiệm, những kiến thức qua những lần chơi và học của mình. Giờ học của trẻ không nặng nề về mặt kiến thức hay nội dung cần truyền đạt đến trẻ mà thông qua giờ học ta thấy trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn thì chúng ta dường như đã thành công trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
  • Mặt khác khi tổ chức hoạt động giáo viên cần linh hoạt truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách tự nhiên nhưng hiệu quả nhất. Căn cứ vào điều kiện, khả năng này của từng trẻ mà có hướng giáo dục khác nhau và việc giáo dục trẻ phải đi dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp bên cạnh đó giáo viên cần phải có biện pháp giảng dạy cho trẻ tích cực và lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ tự khám phá và trải nghiệm có như vậy mới đáp ứng đủ những điều kiện cần để phát triển cho trẻ một cách toàn diện.
  • Và hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt của giáo viên nhiều nhất. Để làm thế nào mà khi dạy trẻ thì trẻ không chán nản, không khô cằn. Giáo viên phải làm sao cho trẻ thực sự hứng thú và ham thích môn tạo hình, có như vậy thì giáo viên mới có thể dễ dàng truyền đạt được kiến thức và đạt được những mục đích yêu cầu mình đề ra.
  • Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong việc góp phần phát triển toàn diện ở trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được phát triển tư duy, khả năng tích cực, tính sáng tạo tìm tòi và khả năng thể hiện việc sáng tạo  của mình. Hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ nhạy bén hơn trong việc trải nghiệm với các sự vật hiện tượng xung quanh mình Từ những ý nghĩa đó và sự tâm huyết của bản thân, tôi lựa chon đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động Tạo hình” cho lần viết sáng kiến kinh nghiệm lần này.
II. Đối tượng nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu là học trò của lớp tôi 37 cháu tại lớp lá 1 Trường Mầm Non Định An .
  • Kết quả khảo sát :          Để biết được khả năng tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình của trẻ như thế nào ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên tổng số 37 trẻ trong lớp, kết quả khảo sát cho thấy :
Số trẻ: 37 trẻ (22 nữ, 15 nam) Đầu năm học
Số trẻ %
Trẻ tập trung chú ý khi tham gia
hoạt động tạo hình
25    67,56 %
Trẻ tích cực tham gia trong giờ học 14   37,83%
Trẻ mạnh dạn, tự tin 13   35,13 %

B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận
- Trẻ ở lứa tuổi mầm non là bậc học nhỏ nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng vai trò của nó lại rất quan trọng. Vì nó là bài học đầu tiên cho trẻ bước vào đời và là nền tảng vững chắc cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Bởi vậy trẻ học tốt hoạt động tạo hình đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức về tạo hình, luôn tìm tòi và sáng tạo trong tạo hình từ đó mới giúp trẻ của lớp mình tích cực và sáng tạo trong giờ học.
- Giáo viên mầm non ngoài việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ thì giáo viên cũng phải chịu khó tìm tòi, học hỏi để tìm ra nhữn phương pháp dạy sao cho rẻ mình dễ hiểu và khi dạy trẻ phải theo một hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bên cạnh đó phải gợi ý giúp trẻ tìm ra mối liên hệ các kiến thức đã học để trẻ có thể vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động và trong cuộc sống của mình, phải cho trẻ của lớp mình trải nghiệm với những tiết học thường xuyên. Qua đó giáo viên mới nắm bắt được khả năng của trẻ và giúp trẻ thêm để trẻ thể hiện được khả năng sáng tạo của mình thông qua việc khơi gợi của cô và trải nghiệm cùng bạn.. Vì vậy, việc đổi mới các phương pháp dạy học cần phải đảm baỏ trên cơ sở khoa học và đặc thù của môn tạo hình.
- Trong quá trình dạy trẻ hoạt động tạo hình theo các phương pháp dạy học tôi thấy trẻ của lớp mình chưa hứng thú và chưa thể hiện hết khả năng hiểu biết của mình. Từ những thực tế đó, sau khi được bồi dưỡng về các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ và tôi đã thử nghiệm cho lớp mình học, tôi đã áp dụng những hình thức đổi mới và tôi thấy trẻ lớp tôi hứng thú học với những hoạt động trải nghiệm theo nhóm, cho trẻ làm thực tế từ bản thân của mình, trẻ biết hợp tác và cùng nhau trao đổi ý kiến của bạn khi chơi và tôi thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
- Hoạt động giáo dục tạo hình nó gắn liền với những kiến thức,  kỹ năng và kỷ xảo thể hiện tính nghệ thuật thông qua tiết học. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ những ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp trong việc hình thành nhân cách con người mới.
 II/  Cơ sở thực tế
- Năm học 2018-2019 tôi phụ trách lớp lá 1 tại trường Mầm Non Định An , lớp được xây dựng theo mô hình  lớp học rộng rãi, không gian thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ.
  - Các cháu đồng đều  độ tuổi nên thuận lợi cho công tác  chăm sóc giáo dục .
a/ Thuận lợi
-Về phía Ban Giám Hiệu: được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung mới đồ dùng đồ chơi, có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tốt, tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng kịp thời những chương trình giáo dục mầm non mới, được dự giờ trong trường và trường bạn. Từ đó bản thân và đồng nghiệp đầu tư vào cho tiết học để đúc kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Để trẻ hoạt động tốt và hứng thú thì giáo viên phải cho trẻ thực hành trải nghiệm trên chính bản thân của mình, sáng tạo nhằm truyền thụ những kiến thức cho trẻ học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò ép trẻ mà đạt kết quả cao.
- Về phía phụ huynh: Giáo viên trong lớp biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh thì việc xây dựng cho bản hân các biện pháp khi dạy trẻ học môn tạo hình đạt kết quả và đáp ứng nhu cầu hiện nay.
- Việc tiếp thu kiến thức của trẻ cũng tương đối giúp giáo viên thuận lợi trong việc dạy trẻ các kiến thức mới.
b/ Khó khăn
- Đa số trẻ ở lớp là học sinh tạm trú từ những nơi khác đến nên việc trẻ không bắt bài kịp bạn, không theo được kiến thức mà giáo viên đã cung cấp
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ không học.
- Đồ dùng đồ chơi chưa nhiều, chưa mang tính hiện đại, chưa hấp dẫn trẻ.
- Với tình hình trên tôi cần khắc phục và phát huy những phương pháp dạy học tích cực cho cháu để đạt hiệu quả cao.
- Để trẻ lớp mình có những thay đổi trong thời gian tới, tôi tiến hành nghiên cứu để giúp trẻ lớp mình tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình để bản thân trẻ thấy dễ dàng hơn khi học môn hoạt động tạo hình.
- Để học tốt trẻ phải mạnh dạn, tự tin phát biểu
- Trẻ phải biết hợp tác, chia sẻ với bạn khi thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm, phải biết trao đổi ý kiến cùng với bạn. Trẻ phải biết mình đang học những gì.
- Qua thời gian quan sát tìm hiểu trẻ của lớp mình tôi thấy trẻ còn thụ động trong tiết học, một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin phát biểu trong tiết học
- Mặt khác bản thân tôi cũng chưa tự tin đưa ra các biện pháp dạy học tích cực và chưa mình dạn cho trẻ trải nghiệm vào tiết dạy vì sợ trẻ lớp mình không thực hiện được
- Để khắc phục những thực trạng trên tôi sẽ mạnh dạn tự tin áp dụng những thủ thuật và các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ thực hành trải nghiệm vào tiết dạy để trẻ lớp tôi học tích cực và sáng tạo, từ đó trẻ sẽ có vốn hiểu biết cho mình, giúp rẻ phát triển và giúp trẻ có vốn kiến thức chuẩn bị vào lớp một. Qua đó tôi cũng đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra.
C / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
1/ Xác định vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
- Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ MG, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực
- Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em, về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.  Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ hoạt động tạo hình  có vị trí rất quan trọng .
       
   


                                 Hình ảnh : Trẻ hoạt động tạo hình
2/ Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc mà giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi để trẻ tích lũy vốn kiến thức, kinh nghiệm cần có. Để đạt được điều này giáo viên cần nắm được khả năng hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Nắm được tầm quan trọng ấy bản thân tôi đã rất chú trọng đến công tác làm nổi bâc lĩnh vực nghệ thuật tại nhóm lớp và công việc đầu tiên tôi thực hiện đó là trang trí nhóm lớp và lựa chọn góc nghệ thuật phù hợp tại nhóm lớp
+ Trang trí lớp theo phương pháp sử dụng sản phầm trẻ tạo ra để làm nổi bật các góc trang trí mảng tường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm .Ở các góc tôi chuẩn bị một mảng trống trên tường sau đó dùng những sản phẩm trẻ làm trang trí . Ví dụ : Góc chủ đề của bé ở chủ đề Tết và mùa xuân :  tôi chuẩn bị 1 cuốn lịch củ, màu sáp, giấy màu, nụ cau khô nhuộm màu vàng  , hình ảnh trên báo cũ với những nguyên liệu trên trẻ có thể  xé giấy màu dán thành những bông hoa mai vàng rực rỡ, trẻ dùng màu tô cho thân cây mai ,cắt dán một số hình ảnh trong sách báo cũ dán trên tờ lịch nhằm hoàn và dùng hồ dán những nụ cau khô làm nụ hoa mai . Trẻ rất tích cực trong quá trình hoàn thiện bức tranh về chủ đề đã học. Những sản phẩm này do chính tôi linh hoạt cho trẻ thực hiện tại góc nghệ thuật vào hoạt động vui chơi của trẻ .
       
   



Hình ảnh  : Trẻ tham gia trang trí góc chủ đề
Góc nghệ thuật là nơi mà trẻ có thể thả mình vào các tác phẩm nghệ thuật một cách hồn nhiên, tự do tạo nên các sản phẩm mà mình thích.  Vấn đề lựa chọn và bố trí góc nghệ thuật tại lớp học cũng không kém phần quan trọng. Yêu cầu đặt ra là sắp xếp sao cho trẻ dễ lấy và dễ cất. Dựa trên tiêu chí đó tôi đã chọn góc trong tường và dùng bìa cát tong tạo nên những chiếc kệ xinh xắn, trên những chiếc kệ đó tôi đặt những đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình như : Tượng thạch cao, khuôn tranh cát , cát màu , đất sét,bảng con , màu nước, giấy màu, viên bom bom, hồ dán . Bên cạnh đó tôi tận dụng những tờ lịch cũ làm tranh lật mảng to cho trẻ hoạt động. Tại đây trẻ tự chọn nguyên liệu để thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật của mình và để phát huy tính đồng đội, đoàn kết của trẻ thì hoạt động nhóm là rất cần thiết. gợi mở cho trẻ cùng tạo nên một bức tranh với tất cả các kỹ năng : cắt ;xé dán; nặn ,vẽ tô màu  nhằm củng cố các kỹ năng tạo hình cho trẻ vừa giáo dục trẻ tính hợp tác trong quá trính hoạt động sẽ giúp trẻ
 
 

có nhiều ý tưởng, cùng nhau sáng tạo ra một bức tranh thật sinh động.



                                  Hình ảnh : Góc nghệ thuật
- Đối với giáo viên trong các giờ học nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng giáo viên hãy để trẻ thể hiện ý tưởng của mình, để trẻ thể hiện hết khả năng tạo hình của mình cô chỉ là người gợi ý cho trẻ, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn của mình và những hiểu biết của trẻ.
- Trẻ muốn được tự thể hiện ý tưởng của mình trong những giờ học khác nhau, sự thể hiện này mang tính cá nhân
- Ví dụ:  Ở chủ đề Thực vật với đề tài “ Làm tranh về hoa” với đề tài này tôi chuẩn bị một số nguyên liệu tạo hình như : nắp chai , viên bombom , tăm bông nhuộm màu. Với những nguyên liệu này trẻ có thể nói lên ý tưởng và thể hiện được ý tưởng đó lên trên tác phẩm của mình. Nhiệm vụ của cô chỉ là gợi ý , tất cà ý tưởng và sự lựa chọn đều thuộc về trẻ
-  Khi dạy trẻ chủ đề Tết và mùa xuân  trong giờ hoạt động  tạo hình cô cho cháu vẽ hoa mùa xuân. Trẻ có thể dùng đích chai nhúng màu và in thánh những hình bông hoa vào trang giấy của mình, trẻ dùng ống hút thổi màu sao cho ra hình cánh hoa mai hoa đào tùy theo yêu cầu của đề tài . Hoặc chủ đề Thế giới động vật : trẻ có thể nhúng tay của mình vào màu nước in hình con cá sau đó dùng bút màu vẽ thêm chi tiết cho con cá. Từ những thực hành trải nghiệm trên trẻ biết tích cực và sáng tạo trong các giờ tạo hình, vì qua giờ tạo hình giúp trẻ thể hiện sự khéo léo và sáng tạo của mình qua sản phẩm .
3/ Phương pháp gợi ý biểu hiện sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình
- Biểu hiện sự sáng tạo qua sản phẩm:
+ Biết sử dụng các thủ pháp miêu tả để giải quyết nhiệm vụ miêu tả trong hoạt động tạo hình. Trẻ mô phỏng, bắt chước những sự vật hiện tượng có thật. Ví dụ : Với những nguyên liệu như : nắp chai, hủ ván sữa ,tăm bông , ống hút  trẻ có thể dùng hủ ván sữa tạo hình ra những chú thỏ xinh xắn ở chủ đề Thế giới động vật; trẻ dán các nắp chai tạo thành những bông hoa xinh đẹp ở chủ đề Thế giới thực vật ; dùng tăm bông nhuộm màu dán hình bông hoa , ống hút sẽ tạo nên được những chú sâu ở chủ đề Côn Trùng. Trẻ biết sử dụng màu sắc phù hợp với ý đồ tạo hình, sử dụng màu sắc theo nhiều cách khác nhau, sử dụng nhiều màu mới để thể hiện, biết kết hợp màu sắc để làm rõ nội dung tạo hình. Ví dụ : Khi trẻ thực hiện ý tưởng dán hoa từ nắp chai và viên bom bom trẻ sẽ biết lựa chọn màu sắc viên bom bom phù hợp sao cho cánh hoa màu tím thì nhụy hoa trẻ sẽ chọn màu vàng hoặc dán nắp chai màu đỏ làm hoa trẻ sẽ biết chọn nắp màu xanh lá làm
       
   

lá cây


Hình 3 : Trẻ lựa chọn màu sắc và thể hiện sản phẩm
+ Sắp xếp sự vật hiện tượng có nhịp điệu thể hiện ý tưởng trung tâm của bố cục, biết chọn tư thế tờ giấy cho phù hợp với nội dung tạo hình. Ví dụ : Với đề tài : Vẽ và trang trí lọ hoa  trẻ sẽ biết quay giấy theo chiều thẳng đứng để thực hiện bài thực hành của mình
- Biểu hiện trong quá tình giải quyết nhiệm vụ tạo hình:
+ Luôn hào hứng, tích cực và sẵn sàng tham gia hoạt động tạo hình. Muốn trẻ phát huy hết sự hào hứng đòi hỏi thủ thuật của người giáo viên hướng dẫn phải thật sáng tạo. Bản thân tôi thường dùng những hình thức thi đua trong 1 cuộc thi vẽ hoặc tạo những bức tranh mang về tặng cho người thân trong gia đình, nặn những đồ dùng nhà bếp để tặng cho cô cấp dưỡng. Với những hình thức trên trẻ sẽ không bị áp lực khi đang học mà chỉ như 1 cuộc vui chơi và có ích khi trẻ đến trường
+ Có sự quan sát kĩ lưỡng, phát hiện ra vẻ đẹp của sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ :  trong giờ nhận xét sản phẩm của trẻ, có thể đối với cô đó là một sản phẩm không nổi trội nhưng trong mắt trẻ đó là một sản phẩm xuất sắc chính vì vậy người giáo viên cần tôn trọng ý kiến nhận xét của trẻ và có những lời động viên khuyến khích phù hợp với trẻ.
+ Cách thể hiện xúc cảm đa dạng, phù hợp với đối tượng trẻ quan sát. Trong quá trình quan sát đối tượng gợi mở ý tưởng của trẻ giáo viên cần chuẩn bị đa dạng về sự vật hiện tượng nhằm tạo nên sự phong phú trong việc lựa chọn đối tượng tạo hình của trẻ.
+ Luôn có mong muốn tạo ra cái đẹp và kiên trì nhiệm vụ đó đến cùng. Vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên nhẫn hướng dẫn trẻ và sụ động viên khuyến khích của cô cũng góp phần quan trọng trong việc trẻ sẽ cố gắng hoàn thành sản phẩm tạo hình của mình. Không nên tạo quá nhiều áp lực về thời gian và yêu cầu quá cao về mức độ thẩm mĩ của bức tranh. Mỗi trẻ có mỗi ý tưởng và trẻ sẽ thể hiện theo cách của trẻ và trẻ sẽ thường cho rằng bài của trẻ sẽ là bài đẹp nhất.
+ Sáng kiến trong việc sử dụng sản phẩm tạo hình vào các hoạt động khác. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú khi thấy sản phẩm của trẻ được trang trí trong lớp học. Những sản phẩm trẻ làm ra sẽ được tôi chọn lọc và sử dụng ở bảng trưng bày sản phẩm trẻ ; trang trí các góc trong lớp học ví dụ : Góc xây dựng - Tranh mảng tường: tranh do trẻ tự vẽ thể hiện chủ đề đang học trong tuần và trang trí thêm nhà, viên gạch, cây xanh, hình ảnh các bạn nhỏ để trẻ biết những đồ chơi đó là của góc xây dựng.
 
 

  
Hình ảnh :  Tranh trẻ vẽ làm chủ đề xây dựng trong tuần
4/ Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình
4.1 / Cách lựa chọn các nguyên vật liệu
- Khi thực hiện hoạt động tạo hình điều duy nhất mà giáo viên không thể thiếu cho trẻ hoạt động đó là nguyên vật liệu để trẻ tạo hình và nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng vô cùng quan trọng.
- Nguyên vật liệu tạo hình ngoài những đồ dùng tạo hình có sẳn ra thì bản thân tôi cũng quan tâm đến vấn đề tìm kiếm và cho trẻ sử dụng nguyên liệu phế phẩm và nguyên vật liệu từ thiên nhiên  những dụng cụ, đồ dùng dễ kiếm cô có thể tự kiếm
- Giáo viên nên sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình để gợi ý, khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ và hoạt động tạo hình phải thể hiện qua màu sắt như tô màu, nặn, cắt, xé dán…..và quan tâm đến sự đa dạng trong việc lựa chọn nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ sử dụng :
+ Nguyên liệu tạo hình từ thiên nhiên như : lá cây , hạt đậu nành nhuộm màu, trái cau phơi khô, lõi mì nhuộm màu, vỏ nghêu vỏ sò…rau, củ , cỏ may phơi khô .
+ Nguyên liệu tạo hình từ nguyên vật liệu phế phẩm: hủ sữa chua; lõi giấy vệ sinh ; nắp chai ; ống hút ; hủ bánh plan ; tăm bông , vỏ hộp, chai nước, màu nước, thùng cac tông, nút áo…..
4.2/ Yêu cầu khi lựa chọn nguyên vật liệu
- Trong quá trình lựa chọn những nguyên liệu tạo hình trên tôi đều chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh cho trẻ khi sử dụng .Để những nguyên vật liệu tạo hình đảm bảo tính an toàn và dễ kiếm tôi lên kế hoạch tìm kiếm như sau :
+ Các nguyên vật liệu phải phong phú, đa dạng, có tính mở, có thể sử dụng với mục đích khác nhau phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.
 + Các nguyên vật liệu cần đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, kích thích trẻ hành động cần phải phong phú, đủ để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của trẻ trong lớp.
+ Nguyên vật liệu tạo hình phải an toàn với trẻ khi sử dụng (Không nhọn, sắc bén, không độc hại khi trẻ sử dụng)
+ Đồ dùng dễ bảo quản
+ Nguyên liệu gần gũi với trẻ và dễ cung cấp kinh nghiệm cho trẻ
5/ Phương pháp lồng ghép môn tạo hình vào các hoạt động khác
5.1/Hoạt động ngoài trời : Tổ chức hoạt động ngoài trời còn giúp tăng cường sức khỏe và thể lực cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp trong thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành và những vận động tích cực của trẻ trong một không gian rộng và khoáng đảng tạo điều kiện cho việc giáo dục tình cảm gần gũi, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Trong khuôn viên trường có khu vực dành cho trẻ chơi cát nước và trong khu vục này giáo viên có thể cho trẻ dùng tay vẽ những hình ảnh trẻ thích lên cát đó cũng là một trong những phương pháp lồng ghép hoạt động tạo hình có hiệu quả 


           5.2/Hoạt động vui chơi :
+ Góc nghệ thuật : Góc nghệ thuật là nơi trẻ được thể hiện các kỹ năng tạo hình thỏa sức sáng tạo với sản phẩm của mình trên tinh thần tập thể. Nắm được đặc điểm trên tôi và trẻ đã chuẩn bị một số nguyên vật liệu: Giấy lịch cũ, màu nước, hạt dưa, vỏ hạt dẻ,hồ dán…để tạo nên tấm thiệp xuân thuộc chủ đề “ Tết và mùa xuân” hoặc ở chủ đề thực vật , trẻ cùng nhau thể hiện ý tưởng của mình trên tờ lịch cũ cô chuẩn bị sẳn cùng các nguyên liệu tạo hình.
 
 


                      Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc nghệ thuật góc nghệ thuật
+ Góc thiên nhiên : Ở góc thiên nhiên ngoài các hoạt động cho trẻ thí nghiệm chơi với cát , nước tôi cũng đã chuẩn bị thêm nguyên liệu là nắp chai cho trẻ thao tác sắp xếp các nắp chai thành 1 bức tranh hoàn chỉnh theo chủ đề từ đó phát triễn trí tưởng tượng cho trẻ và phát được vận động tinh qua thao tác cầm nắm nắp chai. . Ví dụ : Chủ đề Gia đình của bé  tôi chuẩn bị rất nhiều nắp chai đa dạng về màu sắc , trẻ dùng nắp chai và thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình bằng cách xếp nắp chai hình ngôi nhà và có sự lựa chon màu sắc : mái nhà màu đỏ ; thân nhà màu trắng; cửa sổ màu vàng cửa chính màu xanh. Ngoài ra trẻ còn dùng nắp chai màu xanh và đen tạo nên những cây xanh to xung quanh nhà ( Thân cây màu đen , tán cây màu xanh) và con thêm 1 vài chi tiết như mây và mặt trời
 
 


                                   Hình ảnh   : Trẻ xếp nắp chai trong HĐVC
5.3/Hoạt động chung
Môn LQVT : Đề tài “ Dạy trẻ thêm bớt phân chia 5 đối tượng” chủ đề Thế giới động vật ở hoạt động này tôi chuẩn bị đồ dùng trong hoạt động nhóm , nhiệm vụ của các nhóm sẽ tô màu các con vật có số lượng 5, cắt dán thêm chấm tròn sao cho bằng số lượng 5.
Môn LQCV : đề tài chữ cái I,t,c trong phần củng cố kiến thức tôi chuẩn bị lá cây, keo 2 mặt cho trẻ cắt nhỏ lá cây và dán chữ cái I,t,c theo hình thức thi đua các đội với nhau.
Môn LQVH :  Trong giờ chơi cùng trẻ tôi chuẩn bị một số nguyên liệu như : lõi giấy , giấy màu, viết chì, kéo , hồ dán , với những nguyên liệu như trên tôi và trẻ có thể cùng nhau làm nên những con rối tay thật sinh động. Từ những con rối tay trẻ tự làm sẽ  được thích thú hơn khi tham gia kể chuyện sáng tạo.



 
 


Hình ảnh: Trẻ tự làm rối tay và kể chuyện
6/ Công tác phối hợp với phụ huynh
- Đây không phải là công việc hay một hoạt động nào trong tiết dạy nhưng đó cũng là khâu quan trọng không thể thiếu, bởi khi công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tốt thì mới tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện nhất. Giáo viên nên xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững chắc, ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố mẹ cháu sẽ bộc lộ hết những tình cảm và những kiến thức cháu đã học được do cô cung cấp ở trường. Vì vậy phụ huynh cũng cần giúp trẻ ôn lại những gì cháu đã học được ở trường và gợi ý hỏi trẻ vì lứa tuổi của trẻ là lứa tuổi dễ nhớ mau quên.
 
 

- Mỗi tuần ở góc tuyên truyền dành cho phụ huynh tôi đều cập nhật những thông tin mới về quá trình học của trẻ  và tên của những sản phẩm mà cháu đã vẽ lên được để khi đón con phụ huynh sẽ biết con mình học những gì và vẽ được những gì để từ đó phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện và bên cạnh đó tôi còn trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ hoặc giờ trả trẻ về tình hình của cháu trong ngày, quá trình học tập của cháu để có sự phối hợp và can thiệp kịp thời cho trẻ.

Hình ảnh : Góc tuyên truyền phía trước lớp
  • Lên kế hoạch tổ chức cho phụ huynh tham gia dự giờ hoạt động tạo hình để phụ huynh có thể hiểu rõ hương về tầm quan trong của việc phát triễn thẩm mĩ cho trẻ.
  • Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh xin những tờ lịch cũ, những nguyên vật liệu phế phẩm như hủ sữa chua, nắp sữa, chai nhựa để làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp học của mình.
7/ Tự học tập trao dồi kinh nghiệm
7.1/ Học hỏi kinh nghiệm qua ban giám hiệu và các đồng nghiệp :
Tôi thường xuyên học hỏi kinh nghiệm qua dự giờ đồng nghiệp ở trường, qua các hội thi Giáo Viên giỏi cấp cơ sở, cấp huyện, dự giờ có sự góp ý của Ban Giám Hiệu.. tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong cách tổ chức các hoạt động Tạo hình cho trẻ, học hỏi đồng nghiệp về những điều còn vướng mắc, hỏi các cấp chỉ đạo để giờ vui chơi đạt kết quả tốt hơn.
Tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường và bộ phận chuyên môn tổ chức. Có ý kiến xin đề xuất để khắc phục hạn chế của bản thân
       
   

Tham khảo các tài liệu tạo hình trên tủ sách nhà trường

Hình ảnh : Tham khảo tài liệu trên tủ sách nhà trường
7.2/ Trên mạng Internet
Truy cập mạng internet nhằm tìm hiểu thêm về phương pháp giảng dạy sao cho phong phú và sáng tạo nhằm thu hút trẻ tích cực hơn trong hoạt động tạo hình.
Tìm hiểu thêm về cách lựa chọn nguyên vật liệu mới cho trẻ hoạt độTruy cập wessize trường bạn học hỏi thêm về chuyên môn từ đó nhằm hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
II. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu thực tế tại trẻ lớp mình tôi thấy có nhiều thay đổi tích cực hơn, từ việc trẻ không hứng thú, không tích cực vào hoạt động tạo hình, giờ đây thì trẻ lớp tôi thích thú hơn khi tham gia vào hoạt động tạo hình. Mặc khác trẻ biết sáng tạo hơn khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ hơn, trẻ miệt mài hơn trong thời gian hoạt động, không còn nói chuyện hay mất tập trung nữa. Điểm đặc biệt ở đây là tự mình làm các sản phẩm không cần nhờ đến sự giúp đỡ của cô và bạn, trẻ tự mình mài mò, sáng tạo ra cách làm để tạo ra nhiều sản phẩm hơn dù ở bất cứ thể loại tạo hình nào thì trẻ cũng cố gắng thực hiện mặc dù sản phẩn trẻ tạo ra chưa hoàn chỉnh, chưa đẹp, những đó cũng là những thành quả và sự cố gắng của trẻ mà giáo viên chúng ta nên khen ngợi, động viên trẻ kịp thời.
 D. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Những bài học kinh nghiệm
Để đạt được hiệu quả cao thì hoạt đông tạo hình không nên tổ chức một cách khô cằn, cứng ngắt mà bản thân giáo viên phải biết linh hoạt thay đổi với nhiều hình hức tính chất khác nhau giúp trẻ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn khi hoạt động. Không nên ép trẻ học một cách ngượng ép. Cô nên dạy trẻ thông qua các trò chơi một cách từ từ thực hiện hằng ngày hằng tuần và mọi lúc mọi nơi, nếu ép trẻ học một cách ngượng ép trẻ sẽ trở nên chán nản và không hứng thú với các tiết học tiếp theo.
- Để giúp trẻ lớp mình học tốt hơn, hứng thú hơn với hoạt động tạo hình bản thân tôi đã suy nghĩ ra những biện pháp phù hợp để giúp trẻ lớp mình lồng ghép, đan xen, thực nghiệm và trải nghiệm. Giúp trẻ lớp tôi học tích cực và sáng tạo, đồng thời phát huy được vai trò của hoạt động tạo hình trong việc phát triển toàn diện ở trẻ đặc biệt là khả năng tư duy logic
- Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, nghiên cứu mục đích yêu cầu cùa từng tiết dạy để chọn ra phương pháp phù hợp trên cơ sở “ Học mà chơi – Chơi mà học” Thường xuyên cho trẻ hoạt động trải nghiệm ở mọi lúc mọi nơi với các hoạt động . Nghiên cứu làm nhiều đồ chơi sáng tạo để luôn tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn sự chú ý của trẻ.
- Tổ chức và khuyến khích phụ huynh cùng hỗ trợ nguyên vật liệu để giúp cô thiết kế bài tập tạo hình giúp trẻ phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo. Hoạt động này vừa giúp giáo viên đỡ mất thời gian tìm nguyên liệu vừa giúp cho trẻ có điều kiện luyện tập thêm ở gia đình. Điều này giáo viên và Ban Giám Hiệu cần trao đổi với phụ huynh.
- Tại tủ sách tham khảo của trường mầm non cần bổ sung thêm nhiều tài liệu hướng dẫn cách thiết kế các bài tập tạo hình
- Khi tổ chức các tiết dạy giáo viên chú ý đến khả năng trẻ của lớp mình có thể nắm được những kiến thức mà mình đã đưa ra không để đưa ra các phương pháp dạy cho  phù hợp với học sinh trong lớp mình.
- Nên quan sát khi trẻ thực hiện nhóm với bạn vì trẻ còn ham chơi nên cô cần chú ý sửa sai cho trẻ ngay lúc đó.
- Ngoài ra cô nên trò chuyện với trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn để tìm cách và phương pháp thích hợp với trẻ.
- Cha mẹ và cô giáo cũng cần phải thống nhất trong việc dạy và học của trẻ ngay ở trường cũng như ở nhà và cha mẹ nên đọc những thông tin trên bảng tuyên truyền về những hoạt động mà giáo viên dạy trong trường để khi về nhà phụ huynh rèn thêm cho trẻ.
 II. Kết quả đạt được
- Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động Tạo hình” thực tế tại lớp lá 1 với tổng số trẻ của lớp tôi là 37 trẻ, tôi nhận thấy lớp tôi có những thay đổi rõ rệt và đã thu được kết quả như sau:
Đối với trẻ :
Số tr      Số trẻ  37 trẻ (22 nữ, 15 nam)
 
Đầu năm học Cuối năm học
        Số trẻ        % đạt    Số trẻ %     %  đạt
S        Trẻ tập trung chú ý khi tham gia hoạt                         đông   động tạo hình

 độn
25      67,56 % 35         94,59 %
Trẻ t  Trẻ tích cực tham gia hoạt động 14        37,83% 34        91,89%
Trẻ     Trẻ mạnh dạn tự tin 13         35,13 % 34        91,89%
- Trẻ hứng thú hoạt động cùng với bạn trong lớp
Khi được tham gia cùng bạn trẻ mạnh dạn thể hiện ý kiến và trao đổi với bạn.
- Trẻ biết hợp tác với bạn trong quá trình làm đồ dùng theo yêu cầu của cô
Trẻ có thói quen học tập và có nề nếp tốt.
Đối với giáo viên :
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt độngTạo hình cho trẻ.
 + Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu tạo hình
 + Nâng cao tay nghề trong việc sáng tạo thêm các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
 III. Kết luận
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể sử dụng rộng rãi cho các lứa tuổi khác nhau, bởi ở lứa tuổi khác nhau thì khả năng tạo hình của trẻ cũng khác nhau. Ở bất cứ lứa tuổi nào chúng ta cũng nên đưa ra các biện pháp để kích thích sự sáng tạo và hứng thú của trẻ. Có như vậy trẻ mới hoạt động hết mình và như vậy vô tình chúng ta phát hiện ra những tài năng nghệ thuật và có hướng bồi dưỡng phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ phát triển trong tương lai.
- Để cho trẻ học tốt môn hoạt động tạo hình, giáo viên và nhà trường phải có nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng với nhiều loại khác nhau. Vì vậy, tôi rất mong nhà trường quan tâm giúp đỡ phối hợp cùng với phụ huynh để giúp đỡ giáo viên có đồ dùng đồ chơi, có nhiều tranh ảnh, nhiều vật liệu đẹp để cho trẻ có đủ đồ dùng đồ chơi bên cạnh đó giáo viên cũng phải tích cực tìm tòi và sưu tầm các bài tập cho trẻ nhằm giúp trẻ tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình để từ đó đạt được hiệu quả đề ra.
- Bên cạnh đó cần bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong trường về cách thiết kế tiết học tạo hình đạt hiệu quả cao.
  Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào hoạt động tạo hình  của lớp học và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào giờ hoạt động tạo hình . Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất để dạy trẻ.

Định an , ngày  25 tháng 02 năm 2019
                                                                                                 Người viết


                                                                     Nguyễn Thị Anh Thư


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................. 1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 2
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 2
II. CƠ SỞ THỰC TẾ....................................................................................... 3
a. Thuận lợi:.................................................................................................... 3
b. Khó khăn: .................................................................................................. 4
C/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Xác định vai trò của HĐ tạo hình đối với việc phát triển toàn diện cho trẻ 4
2. Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm............................................... 5
3. Phương pháp gợi ý biểu hiện sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình..... 6
4. Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình............................................. 8
5.Phương pháp lồng ghép môn Tạo hình vào các HĐ kháC………………………9
6. Công tác phối hợp với phụ huynh:............................................................. 9
7.Tự học tập trao dồi kinh nghiệm ………………………………………………10
D.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Những bài học kinh nghiệm:...................................................................... 11
II. Kết quả đạt được :..................................................................................... 11
III. Kết luận :................................................................................................. 12




Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
A.   ĐẶT VẤN ĐỀ
I.     Lí do chọn đề tài.
  • Mầm Non là bậc học nhỏ nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, tuy nhiên mầm non luôn giữ vai trò quan trọng và chủ đạo của mình. Mầm non không đơn thuần là chỉ dạy trẻ ca hát hay dạy trẻ chơi trò chơi mà giáo dục mầm non là cả một quá trình dài theo dõi, sửa đổi làm sao cho trẻ cảm thấy hứng thú, ham thích với hoạt động mà giáo viên tổ chức. Từ những hoạt động đó giáo viên nhẹ nhàng lồng ghép các nội dung cần giáo dục đến trẻ một cách đan xen linh hoạt, giúp trẻ cảm nhận và tiếp thu được nội dung giáo dục một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
  • Giờ học của lứa tuổi mầm non không có sự phân chia ranh giới rạch ròi giữa việc học và chơi. Trẻ học được thông qua trò chơi, qua cách chơi của mình. Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động nhiều môn học giúp trẻ phát triển toàn diện, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động . Chính vì vậy việc thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.Từ đó chính bản thân trẻ sẽ đúc kết được những kinh nghiệm, những kiến thức qua những lần chơi và học của mình. Giờ học của trẻ không nặng nề về mặt kiến thức hay nội dung cần truyền đạt đến trẻ mà thông qua giờ học ta thấy trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn thì chúng ta dường như đã thành công trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
  • Mặt khác khi tổ chức hoạt động giáo viên cần linh hoạt truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách tự nhiên nhưng hiệu quả nhất. Căn cứ vào điều kiện, khả năng này của từng trẻ mà có hướng giáo dục khác nhau và việc giáo dục trẻ phải đi dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp bên cạnh đó giáo viên cần phải có biện pháp giảng dạy cho trẻ tích cực và lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ tự khám phá và trải nghiệm có như vậy mới đáp ứng đủ những điều kiện cần để phát triển cho trẻ một cách toàn diện.
  • Và hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt của giáo viên nhiều nhất. Để làm thế nào mà khi dạy trẻ thì trẻ không chán nản, không khô cằn. Giáo viên phải làm sao cho trẻ thực sự hứng thú và ham thích môn tạo hình, có như vậy thì giáo viên mới có thể dễ dàng truyền đạt được kiến thức và đạt được những mục đích yêu cầu mình đề ra.
  • Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong việc góp phần phát triển toàn diện ở trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được phát triển tư duy, khả năng tích cực, tính sáng tạo tìm tòi và khả năng thể hiện việc sáng tạo  của mình. Hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ nhạy bén hơn trong việc trải nghiệm với các sự vật hiện tượng xung quanh mình Từ những ý nghĩa đó và sự tâm huyết của bản thân, tôi lựa chon đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động Tạo hình” cho lần viết sáng kiến kinh nghiệm lần này.
II. Đối tượng nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu là học trò của lớp tôi 37 cháu tại lớp lá 1 Trường Mầm Non Định An .
  • Kết quả khảo sát :          Để biết được khả năng tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình của trẻ như thế nào ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên tổng số 37 trẻ trong lớp, kết quả khảo sát cho thấy :
Số trẻ: 37 trẻ (22 nữ, 15 nam) Đầu năm học
Số trẻ %
Trẻ tập trung chú ý khi tham gia
hoạt động tạo hình
25    67,56 %
Trẻ tích cực tham gia trong giờ học 14   37,83%
Trẻ mạnh dạn, tự tin 13   35,13 %

B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận
- Trẻ ở lứa tuổi mầm non là bậc học nhỏ nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng vai trò của nó lại rất quan trọng. Vì nó là bài học đầu tiên cho trẻ bước vào đời và là nền tảng vững chắc cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Bởi vậy trẻ học tốt hoạt động tạo hình đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức về tạo hình, luôn tìm tòi và sáng tạo trong tạo hình từ đó mới giúp trẻ của lớp mình tích cực và sáng tạo trong giờ học.
- Giáo viên mầm non ngoài việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ thì giáo viên cũng phải chịu khó tìm tòi, học hỏi để tìm ra nhữn phương pháp dạy sao cho rẻ mình dễ hiểu và khi dạy trẻ phải theo một hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bên cạnh đó phải gợi ý giúp trẻ tìm ra mối liên hệ các kiến thức đã học để trẻ có thể vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động và trong cuộc sống của mình, phải cho trẻ của lớp mình trải nghiệm với những tiết học thường xuyên. Qua đó giáo viên mới nắm bắt được khả năng của trẻ và giúp trẻ thêm để trẻ thể hiện được khả năng sáng tạo của mình thông qua việc khơi gợi của cô và trải nghiệm cùng bạn.. Vì vậy, việc đổi mới các phương pháp dạy học cần phải đảm baỏ trên cơ sở khoa học và đặc thù của môn tạo hình.
- Trong quá trình dạy trẻ hoạt động tạo hình theo các phương pháp dạy học tôi thấy trẻ của lớp mình chưa hứng thú và chưa thể hiện hết khả năng hiểu biết của mình. Từ những thực tế đó, sau khi được bồi dưỡng về các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ và tôi đã thử nghiệm cho lớp mình học, tôi đã áp dụng những hình thức đổi mới và tôi thấy trẻ lớp tôi hứng thú học với những hoạt động trải nghiệm theo nhóm, cho trẻ làm thực tế từ bản thân của mình, trẻ biết hợp tác và cùng nhau trao đổi ý kiến của bạn khi chơi và tôi thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
- Hoạt động giáo dục tạo hình nó gắn liền với những kiến thức,  kỹ năng và kỷ xảo thể hiện tính nghệ thuật thông qua tiết học. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ những ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp trong việc hình thành nhân cách con người mới.
 II/  Cơ sở thực tế
- Năm học 2018-2019 tôi phụ trách lớp lá 1 tại trường Mầm Non Định An , lớp được xây dựng theo mô hình  lớp học rộng rãi, không gian thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ.
  - Các cháu đồng đều  độ tuổi nên thuận lợi cho công tác  chăm sóc giáo dục .
a/ Thuận lợi
-Về phía Ban Giám Hiệu: được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung mới đồ dùng đồ chơi, có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tốt, tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng kịp thời những chương trình giáo dục mầm non mới, được dự giờ trong trường và trường bạn. Từ đó bản thân và đồng nghiệp đầu tư vào cho tiết học để đúc kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Để trẻ hoạt động tốt và hứng thú thì giáo viên phải cho trẻ thực hành trải nghiệm trên chính bản thân của mình, sáng tạo nhằm truyền thụ những kiến thức cho trẻ học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò ép trẻ mà đạt kết quả cao.
- Về phía phụ huynh: Giáo viên trong lớp biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh thì việc xây dựng cho bản hân các biện pháp khi dạy trẻ học môn tạo hình đạt kết quả và đáp ứng nhu cầu hiện nay.
- Việc tiếp thu kiến thức của trẻ cũng tương đối giúp giáo viên thuận lợi trong việc dạy trẻ các kiến thức mới.
b/ Khó khăn
- Đa số trẻ ở lớp là học sinh tạm trú từ những nơi khác đến nên việc trẻ không bắt bài kịp bạn, không theo được kiến thức mà giáo viên đã cung cấp
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ không học.
- Đồ dùng đồ chơi chưa nhiều, chưa mang tính hiện đại, chưa hấp dẫn trẻ.
- Với tình hình trên tôi cần khắc phục và phát huy những phương pháp dạy học tích cực cho cháu để đạt hiệu quả cao.
- Để trẻ lớp mình có những thay đổi trong thời gian tới, tôi tiến hành nghiên cứu để giúp trẻ lớp mình tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình để bản thân trẻ thấy dễ dàng hơn khi học môn hoạt động tạo hình.
- Để học tốt trẻ phải mạnh dạn, tự tin phát biểu
- Trẻ phải biết hợp tác, chia sẻ với bạn khi thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm, phải biết trao đổi ý kiến cùng với bạn. Trẻ phải biết mình đang học những gì.
- Qua thời gian quan sát tìm hiểu trẻ của lớp mình tôi thấy trẻ còn thụ động trong tiết học, một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin phát biểu trong tiết học
- Mặt khác bản thân tôi cũng chưa tự tin đưa ra các biện pháp dạy học tích cực và chưa mình dạn cho trẻ trải nghiệm vào tiết dạy vì sợ trẻ lớp mình không thực hiện được
- Để khắc phục những thực trạng trên tôi sẽ mạnh dạn tự tin áp dụng những thủ thuật và các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ thực hành trải nghiệm vào tiết dạy để trẻ lớp tôi học tích cực và sáng tạo, từ đó trẻ sẽ có vốn hiểu biết cho mình, giúp rẻ phát triển và giúp trẻ có vốn kiến thức chuẩn bị vào lớp một. Qua đó tôi cũng đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra.
C / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
1/ Xác định vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
- Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ MG, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực
- Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em, về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.  Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ hoạt động tạo hình  có vị trí rất quan trọng .
       
   


                                 Hình ảnh : Trẻ hoạt động tạo hình
2/ Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc mà giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi để trẻ tích lũy vốn kiến thức, kinh nghiệm cần có. Để đạt được điều này giáo viên cần nắm được khả năng hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Nắm được tầm quan trọng ấy bản thân tôi đã rất chú trọng đến công tác làm nổi bâc lĩnh vực nghệ thuật tại nhóm lớp và công việc đầu tiên tôi thực hiện đó là trang trí nhóm lớp và lựa chọn góc nghệ thuật phù hợp tại nhóm lớp
+ Trang trí lớp theo phương pháp sử dụng sản phầm trẻ tạo ra để làm nổi bật các góc trang trí mảng tường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm .Ở các góc tôi chuẩn bị một mảng trống trên tường sau đó dùng những sản phẩm trẻ làm trang trí . Ví dụ : Góc chủ đề của bé ở chủ đề Tết và mùa xuân :  tôi chuẩn bị 1 cuốn lịch củ, màu sáp, giấy màu, nụ cau khô nhuộm màu vàng  , hình ảnh trên báo cũ với những nguyên liệu trên trẻ có thể  xé giấy màu dán thành những bông hoa mai vàng rực rỡ, trẻ dùng màu tô cho thân cây mai ,cắt dán một số hình ảnh trong sách báo cũ dán trên tờ lịch nhằm hoàn và dùng hồ dán những nụ cau khô làm nụ hoa mai . Trẻ rất tích cực trong quá trình hoàn thiện bức tranh về chủ đề đã học. Những sản phẩm này do chính tôi linh hoạt cho trẻ thực hiện tại góc nghệ thuật vào hoạt động vui chơi của trẻ .
       
   



Hình ảnh  : Trẻ tham gia trang trí góc chủ đề
Góc nghệ thuật là nơi mà trẻ có thể thả mình vào các tác phẩm nghệ thuật một cách hồn nhiên, tự do tạo nên các sản phẩm mà mình thích.  Vấn đề lựa chọn và bố trí góc nghệ thuật tại lớp học cũng không kém phần quan trọng. Yêu cầu đặt ra là sắp xếp sao cho trẻ dễ lấy và dễ cất. Dựa trên tiêu chí đó tôi đã chọn góc trong tường và dùng bìa cát tong tạo nên những chiếc kệ xinh xắn, trên những chiếc kệ đó tôi đặt những đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình như : Tượng thạch cao, khuôn tranh cát , cát màu , đất sét,bảng con , màu nước, giấy màu, viên bom bom, hồ dán . Bên cạnh đó tôi tận dụng những tờ lịch cũ làm tranh lật mảng to cho trẻ hoạt động. Tại đây trẻ tự chọn nguyên liệu để thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật của mình và để phát huy tính đồng đội, đoàn kết của trẻ thì hoạt động nhóm là rất cần thiết. gợi mở cho trẻ cùng tạo nên một bức tranh với tất cả các kỹ năng : cắt ;xé dán; nặn ,vẽ tô màu  nhằm củng cố các kỹ năng tạo hình cho trẻ vừa giáo dục trẻ tính hợp tác trong quá trính hoạt động sẽ giúp trẻ
 
 

có nhiều ý tưởng, cùng nhau sáng tạo ra một bức tranh thật sinh động.



                                  Hình ảnh : Góc nghệ thuật
- Đối với giáo viên trong các giờ học nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng giáo viên hãy để trẻ thể hiện ý tưởng của mình, để trẻ thể hiện hết khả năng tạo hình của mình cô chỉ là người gợi ý cho trẻ, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn của mình và những hiểu biết của trẻ.
- Trẻ muốn được tự thể hiện ý tưởng của mình trong những giờ học khác nhau, sự thể hiện này mang tính cá nhân
- Ví dụ:  Ở chủ đề Thực vật với đề tài “ Làm tranh về hoa” với đề tài này tôi chuẩn bị một số nguyên liệu tạo hình như : nắp chai , viên bombom , tăm bông nhuộm màu. Với những nguyên liệu này trẻ có thể nói lên ý tưởng và thể hiện được ý tưởng đó lên trên tác phẩm của mình. Nhiệm vụ của cô chỉ là gợi ý , tất cà ý tưởng và sự lựa chọn đều thuộc về trẻ
-  Khi dạy trẻ chủ đề Tết và mùa xuân  trong giờ hoạt động  tạo hình cô cho cháu vẽ hoa mùa xuân. Trẻ có thể dùng đích chai nhúng màu và in thánh những hình bông hoa vào trang giấy của mình, trẻ dùng ống hút thổi màu sao cho ra hình cánh hoa mai hoa đào tùy theo yêu cầu của đề tài . Hoặc chủ đề Thế giới động vật : trẻ có thể nhúng tay của mình vào màu nước in hình con cá sau đó dùng bút màu vẽ thêm chi tiết cho con cá. Từ những thực hành trải nghiệm trên trẻ biết tích cực và sáng tạo trong các giờ tạo hình, vì qua giờ tạo hình giúp trẻ thể hiện sự khéo léo và sáng tạo của mình qua sản phẩm .
3/ Phương pháp gợi ý biểu hiện sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình
- Biểu hiện sự sáng tạo qua sản phẩm:
+ Biết sử dụng các thủ pháp miêu tả để giải quyết nhiệm vụ miêu tả trong hoạt động tạo hình. Trẻ mô phỏng, bắt chước những sự vật hiện tượng có thật. Ví dụ : Với những nguyên liệu như : nắp chai, hủ ván sữa ,tăm bông , ống hút  trẻ có thể dùng hủ ván sữa tạo hình ra những chú thỏ xinh xắn ở chủ đề Thế giới động vật; trẻ dán các nắp chai tạo thành những bông hoa xinh đẹp ở chủ đề Thế giới thực vật ; dùng tăm bông nhuộm màu dán hình bông hoa , ống hút sẽ tạo nên được những chú sâu ở chủ đề Côn Trùng. Trẻ biết sử dụng màu sắc phù hợp với ý đồ tạo hình, sử dụng màu sắc theo nhiều cách khác nhau, sử dụng nhiều màu mới để thể hiện, biết kết hợp màu sắc để làm rõ nội dung tạo hình. Ví dụ : Khi trẻ thực hiện ý tưởng dán hoa từ nắp chai và viên bom bom trẻ sẽ biết lựa chọn màu sắc viên bom bom phù hợp sao cho cánh hoa màu tím thì nhụy hoa trẻ sẽ chọn màu vàng hoặc dán nắp chai màu đỏ làm hoa trẻ sẽ biết chọn nắp màu xanh lá làm
       
   

lá cây


Hình 3 : Trẻ lựa chọn màu sắc và thể hiện sản phẩm
+ Sắp xếp sự vật hiện tượng có nhịp điệu thể hiện ý tưởng trung tâm của bố cục, biết chọn tư thế tờ giấy cho phù hợp với nội dung tạo hình. Ví dụ : Với đề tài : Vẽ và trang trí lọ hoa  trẻ sẽ biết quay giấy theo chiều thẳng đứng để thực hiện bài thực hành của mình
- Biểu hiện trong quá tình giải quyết nhiệm vụ tạo hình:
+ Luôn hào hứng, tích cực và sẵn sàng tham gia hoạt động tạo hình. Muốn trẻ phát huy hết sự hào hứng đòi hỏi thủ thuật của người giáo viên hướng dẫn phải thật sáng tạo. Bản thân tôi thường dùng những hình thức thi đua trong 1 cuộc thi vẽ hoặc tạo những bức tranh mang về tặng cho người thân trong gia đình, nặn những đồ dùng nhà bếp để tặng cho cô cấp dưỡng. Với những hình thức trên trẻ sẽ không bị áp lực khi đang học mà chỉ như 1 cuộc vui chơi và có ích khi trẻ đến trường
+ Có sự quan sát kĩ lưỡng, phát hiện ra vẻ đẹp của sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ :  trong giờ nhận xét sản phẩm của trẻ, có thể đối với cô đó là một sản phẩm không nổi trội nhưng trong mắt trẻ đó là một sản phẩm xuất sắc chính vì vậy người giáo viên cần tôn trọng ý kiến nhận xét của trẻ và có những lời động viên khuyến khích phù hợp với trẻ.
+ Cách thể hiện xúc cảm đa dạng, phù hợp với đối tượng trẻ quan sát. Trong quá trình quan sát đối tượng gợi mở ý tưởng của trẻ giáo viên cần chuẩn bị đa dạng về sự vật hiện tượng nhằm tạo nên sự phong phú trong việc lựa chọn đối tượng tạo hình của trẻ.
+ Luôn có mong muốn tạo ra cái đẹp và kiên trì nhiệm vụ đó đến cùng. Vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên nhẫn hướng dẫn trẻ và sụ động viên khuyến khích của cô cũng góp phần quan trọng trong việc trẻ sẽ cố gắng hoàn thành sản phẩm tạo hình của mình. Không nên tạo quá nhiều áp lực về thời gian và yêu cầu quá cao về mức độ thẩm mĩ của bức tranh. Mỗi trẻ có mỗi ý tưởng và trẻ sẽ thể hiện theo cách của trẻ và trẻ sẽ thường cho rằng bài của trẻ sẽ là bài đẹp nhất.
+ Sáng kiến trong việc sử dụng sản phẩm tạo hình vào các hoạt động khác. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú khi thấy sản phẩm của trẻ được trang trí trong lớp học. Những sản phẩm trẻ làm ra sẽ được tôi chọn lọc và sử dụng ở bảng trưng bày sản phẩm trẻ ; trang trí các góc trong lớp học ví dụ : Góc xây dựng - Tranh mảng tường: tranh do trẻ tự vẽ thể hiện chủ đề đang học trong tuần và trang trí thêm nhà, viên gạch, cây xanh, hình ảnh các bạn nhỏ để trẻ biết những đồ chơi đó là của góc xây dựng.
 
 

  
Hình ảnh :  Tranh trẻ vẽ làm chủ đề xây dựng trong tuần
4/ Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình
4.1 / Cách lựa chọn các nguyên vật liệu
- Khi thực hiện hoạt động tạo hình điều duy nhất mà giáo viên không thể thiếu cho trẻ hoạt động đó là nguyên vật liệu để trẻ tạo hình và nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng vô cùng quan trọng.
- Nguyên vật liệu tạo hình ngoài những đồ dùng tạo hình có sẳn ra thì bản thân tôi cũng quan tâm đến vấn đề tìm kiếm và cho trẻ sử dụng nguyên liệu phế phẩm và nguyên vật liệu từ thiên nhiên  những dụng cụ, đồ dùng dễ kiếm cô có thể tự kiếm
- Giáo viên nên sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình để gợi ý, khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ và hoạt động tạo hình phải thể hiện qua màu sắt như tô màu, nặn, cắt, xé dán…..và quan tâm đến sự đa dạng trong việc lựa chọn nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ sử dụng :
+ Nguyên liệu tạo hình từ thiên nhiên như : lá cây , hạt đậu nành nhuộm màu, trái cau phơi khô, lõi mì nhuộm màu, vỏ nghêu vỏ sò…rau, củ , cỏ may phơi khô .
+ Nguyên liệu tạo hình từ nguyên vật liệu phế phẩm: hủ sữa chua; lõi giấy vệ sinh ; nắp chai ; ống hút ; hủ bánh plan ; tăm bông , vỏ hộp, chai nước, màu nước, thùng cac tông, nút áo…..
4.2/ Yêu cầu khi lựa chọn nguyên vật liệu
- Trong quá trình lựa chọn những nguyên liệu tạo hình trên tôi đều chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh cho trẻ khi sử dụng .Để những nguyên vật liệu tạo hình đảm bảo tính an toàn và dễ kiếm tôi lên kế hoạch tìm kiếm như sau :
+ Các nguyên vật liệu phải phong phú, đa dạng, có tính mở, có thể sử dụng với mục đích khác nhau phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.
 + Các nguyên vật liệu cần đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, kích thích trẻ hành động cần phải phong phú, đủ để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của trẻ trong lớp.
+ Nguyên vật liệu tạo hình phải an toàn với trẻ khi sử dụng (Không nhọn, sắc bén, không độc hại khi trẻ sử dụng)
+ Đồ dùng dễ bảo quản
+ Nguyên liệu gần gũi với trẻ và dễ cung cấp kinh nghiệm cho trẻ
5/ Phương pháp lồng ghép môn tạo hình vào các hoạt động khác
5.1/Hoạt động ngoài trời : Tổ chức hoạt động ngoài trời còn giúp tăng cường sức khỏe và thể lực cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp trong thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành và những vận động tích cực của trẻ trong một không gian rộng và khoáng đảng tạo điều kiện cho việc giáo dục tình cảm gần gũi, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Trong khuôn viên trường có khu vực dành cho trẻ chơi cát nước và trong khu vục này giáo viên có thể cho trẻ dùng tay vẽ những hình ảnh trẻ thích lên cát đó cũng là một trong những phương pháp lồng ghép hoạt động tạo hình có hiệu quả 


           5.2/Hoạt động vui chơi :
+ Góc nghệ thuật : Góc nghệ thuật là nơi trẻ được thể hiện các kỹ năng tạo hình thỏa sức sáng tạo với sản phẩm của mình trên tinh thần tập thể. Nắm được đặc điểm trên tôi và trẻ đã chuẩn bị một số nguyên vật liệu: Giấy lịch cũ, màu nước, hạt dưa, vỏ hạt dẻ,hồ dán…để tạo nên tấm thiệp xuân thuộc chủ đề “ Tết và mùa xuân” hoặc ở chủ đề thực vật , trẻ cùng nhau thể hiện ý tưởng của mình trên tờ lịch cũ cô chuẩn bị sẳn cùng các nguyên liệu tạo hình.
 
 


                      Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc nghệ thuật góc nghệ thuật
+ Góc thiên nhiên : Ở góc thiên nhiên ngoài các hoạt động cho trẻ thí nghiệm chơi với cát , nước tôi cũng đã chuẩn bị thêm nguyên liệu là nắp chai cho trẻ thao tác sắp xếp các nắp chai thành 1 bức tranh hoàn chỉnh theo chủ đề từ đó phát triễn trí tưởng tượng cho trẻ và phát được vận động tinh qua thao tác cầm nắm nắp chai. . Ví dụ : Chủ đề Gia đình của bé  tôi chuẩn bị rất nhiều nắp chai đa dạng về màu sắc , trẻ dùng nắp chai và thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình bằng cách xếp nắp chai hình ngôi nhà và có sự lựa chon màu sắc : mái nhà màu đỏ ; thân nhà màu trắng; cửa sổ màu vàng cửa chính màu xanh. Ngoài ra trẻ còn dùng nắp chai màu xanh và đen tạo nên những cây xanh to xung quanh nhà ( Thân cây màu đen , tán cây màu xanh) và con thêm 1 vài chi tiết như mây và mặt trời
 
 


                                   Hình ảnh   : Trẻ xếp nắp chai trong HĐVC
5.3/Hoạt động chung
Môn LQVT : Đề tài “ Dạy trẻ thêm bớt phân chia 5 đối tượng” chủ đề Thế giới động vật ở hoạt động này tôi chuẩn bị đồ dùng trong hoạt động nhóm , nhiệm vụ của các nhóm sẽ tô màu các con vật có số lượng 5, cắt dán thêm chấm tròn sao cho bằng số lượng 5.
Môn LQCV : đề tài chữ cái I,t,c trong phần củng cố kiến thức tôi chuẩn bị lá cây, keo 2 mặt cho trẻ cắt nhỏ lá cây và dán chữ cái I,t,c theo hình thức thi đua các đội với nhau.
Môn LQVH :  Trong giờ chơi cùng trẻ tôi chuẩn bị một số nguyên liệu như : lõi giấy , giấy màu, viết chì, kéo , hồ dán , với những nguyên liệu như trên tôi và trẻ có thể cùng nhau làm nên những con rối tay thật sinh động. Từ những con rối tay trẻ tự làm sẽ  được thích thú hơn khi tham gia kể chuyện sáng tạo.



 
 


Hình ảnh: Trẻ tự làm rối tay và kể chuyện
6/ Công tác phối hợp với phụ huynh
- Đây không phải là công việc hay một hoạt động nào trong tiết dạy nhưng đó cũng là khâu quan trọng không thể thiếu, bởi khi công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tốt thì mới tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện nhất. Giáo viên nên xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững chắc, ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố mẹ cháu sẽ bộc lộ hết những tình cảm và những kiến thức cháu đã học được do cô cung cấp ở trường. Vì vậy phụ huynh cũng cần giúp trẻ ôn lại những gì cháu đã học được ở trường và gợi ý hỏi trẻ vì lứa tuổi của trẻ là lứa tuổi dễ nhớ mau quên.
 
 

- Mỗi tuần ở góc tuyên truyền dành cho phụ huynh tôi đều cập nhật những thông tin mới về quá trình học của trẻ  và tên của những sản phẩm mà cháu đã vẽ lên được để khi đón con phụ huynh sẽ biết con mình học những gì và vẽ được những gì để từ đó phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện và bên cạnh đó tôi còn trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ hoặc giờ trả trẻ về tình hình của cháu trong ngày, quá trình học tập của cháu để có sự phối hợp và can thiệp kịp thời cho trẻ.

Hình ảnh : Góc tuyên truyền phía trước lớp
  • Lên kế hoạch tổ chức cho phụ huynh tham gia dự giờ hoạt động tạo hình để phụ huynh có thể hiểu rõ hương về tầm quan trong của việc phát triễn thẩm mĩ cho trẻ.
  • Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh xin những tờ lịch cũ, những nguyên vật liệu phế phẩm như hủ sữa chua, nắp sữa, chai nhựa để làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp học của mình.
7/ Tự học tập trao dồi kinh nghiệm
7.1/ Học hỏi kinh nghiệm qua ban giám hiệu và các đồng nghiệp :
Tôi thường xuyên học hỏi kinh nghiệm qua dự giờ đồng nghiệp ở trường, qua các hội thi Giáo Viên giỏi cấp cơ sở, cấp huyện, dự giờ có sự góp ý của Ban Giám Hiệu.. tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong cách tổ chức các hoạt động Tạo hình cho trẻ, học hỏi đồng nghiệp về những điều còn vướng mắc, hỏi các cấp chỉ đạo để giờ vui chơi đạt kết quả tốt hơn.
Tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường và bộ phận chuyên môn tổ chức. Có ý kiến xin đề xuất để khắc phục hạn chế của bản thân
       
   

Tham khảo các tài liệu tạo hình trên tủ sách nhà trường

Hình ảnh : Tham khảo tài liệu trên tủ sách nhà trường
7.2/ Trên mạng Internet
Truy cập mạng internet nhằm tìm hiểu thêm về phương pháp giảng dạy sao cho phong phú và sáng tạo nhằm thu hút trẻ tích cực hơn trong hoạt động tạo hình.
Tìm hiểu thêm về cách lựa chọn nguyên vật liệu mới cho trẻ hoạt độTruy cập wessize trường bạn học hỏi thêm về chuyên môn từ đó nhằm hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
II. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu thực tế tại trẻ lớp mình tôi thấy có nhiều thay đổi tích cực hơn, từ việc trẻ không hứng thú, không tích cực vào hoạt động tạo hình, giờ đây thì trẻ lớp tôi thích thú hơn khi tham gia vào hoạt động tạo hình. Mặc khác trẻ biết sáng tạo hơn khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ hơn, trẻ miệt mài hơn trong thời gian hoạt động, không còn nói chuyện hay mất tập trung nữa. Điểm đặc biệt ở đây là tự mình làm các sản phẩm không cần nhờ đến sự giúp đỡ của cô và bạn, trẻ tự mình mài mò, sáng tạo ra cách làm để tạo ra nhiều sản phẩm hơn dù ở bất cứ thể loại tạo hình nào thì trẻ cũng cố gắng thực hiện mặc dù sản phẩn trẻ tạo ra chưa hoàn chỉnh, chưa đẹp, những đó cũng là những thành quả và sự cố gắng của trẻ mà giáo viên chúng ta nên khen ngợi, động viên trẻ kịp thời.
 D. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Những bài học kinh nghiệm
Để đạt được hiệu quả cao thì hoạt đông tạo hình không nên tổ chức một cách khô cằn, cứng ngắt mà bản thân giáo viên phải biết linh hoạt thay đổi với nhiều hình hức tính chất khác nhau giúp trẻ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn khi hoạt động. Không nên ép trẻ học một cách ngượng ép. Cô nên dạy trẻ thông qua các trò chơi một cách từ từ thực hiện hằng ngày hằng tuần và mọi lúc mọi nơi, nếu ép trẻ học một cách ngượng ép trẻ sẽ trở nên chán nản và không hứng thú với các tiết học tiếp theo.
- Để giúp trẻ lớp mình học tốt hơn, hứng thú hơn với hoạt động tạo hình bản thân tôi đã suy nghĩ ra những biện pháp phù hợp để giúp trẻ lớp mình lồng ghép, đan xen, thực nghiệm và trải nghiệm. Giúp trẻ lớp tôi học tích cực và sáng tạo, đồng thời phát huy được vai trò của hoạt động tạo hình trong việc phát triển toàn diện ở trẻ đặc biệt là khả năng tư duy logic
- Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, nghiên cứu mục đích yêu cầu cùa từng tiết dạy để chọn ra phương pháp phù hợp trên cơ sở “ Học mà chơi – Chơi mà học” Thường xuyên cho trẻ hoạt động trải nghiệm ở mọi lúc mọi nơi với các hoạt động . Nghiên cứu làm nhiều đồ chơi sáng tạo để luôn tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn sự chú ý của trẻ.
- Tổ chức và khuyến khích phụ huynh cùng hỗ trợ nguyên vật liệu để giúp cô thiết kế bài tập tạo hình giúp trẻ phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo. Hoạt động này vừa giúp giáo viên đỡ mất thời gian tìm nguyên liệu vừa giúp cho trẻ có điều kiện luyện tập thêm ở gia đình. Điều này giáo viên và Ban Giám Hiệu cần trao đổi với phụ huynh.
- Tại tủ sách tham khảo của trường mầm non cần bổ sung thêm nhiều tài liệu hướng dẫn cách thiết kế các bài tập tạo hình
- Khi tổ chức các tiết dạy giáo viên chú ý đến khả năng trẻ của lớp mình có thể nắm được những kiến thức mà mình đã đưa ra không để đưa ra các phương pháp dạy cho  phù hợp với học sinh trong lớp mình.
- Nên quan sát khi trẻ thực hiện nhóm với bạn vì trẻ còn ham chơi nên cô cần chú ý sửa sai cho trẻ ngay lúc đó.
- Ngoài ra cô nên trò chuyện với trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn để tìm cách và phương pháp thích hợp với trẻ.
- Cha mẹ và cô giáo cũng cần phải thống nhất trong việc dạy và học của trẻ ngay ở trường cũng như ở nhà và cha mẹ nên đọc những thông tin trên bảng tuyên truyền về những hoạt động mà giáo viên dạy trong trường để khi về nhà phụ huynh rèn thêm cho trẻ.
 II. Kết quả đạt được
- Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động Tạo hình” thực tế tại lớp lá 1 với tổng số trẻ của lớp tôi là 37 trẻ, tôi nhận thấy lớp tôi có những thay đổi rõ rệt và đã thu được kết quả như sau:
Đối với trẻ :
Số tr      Số trẻ  37 trẻ (22 nữ, 15 nam)
 
Đầu năm học Cuối năm học
        Số trẻ        % đạt    Số trẻ %     %  đạt
S        Trẻ tập trung chú ý khi tham gia hoạt                         đông   động tạo hình

 độn
25      67,56 % 35         94,59 %
Trẻ t  Trẻ tích cực tham gia hoạt động 14        37,83% 34        91,89%
Trẻ     Trẻ mạnh dạn tự tin 13         35,13 % 34        91,89%
- Trẻ hứng thú hoạt động cùng với bạn trong lớp
Khi được tham gia cùng bạn trẻ mạnh dạn thể hiện ý kiến và trao đổi với bạn.
- Trẻ biết hợp tác với bạn trong quá trình làm đồ dùng theo yêu cầu của cô
Trẻ có thói quen học tập và có nề nếp tốt.
Đối với giáo viên :
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt độngTạo hình cho trẻ.
 + Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu tạo hình
 + Nâng cao tay nghề trong việc sáng tạo thêm các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
 III. Kết luận
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể sử dụng rộng rãi cho các lứa tuổi khác nhau, bởi ở lứa tuổi khác nhau thì khả năng tạo hình của trẻ cũng khác nhau. Ở bất cứ lứa tuổi nào chúng ta cũng nên đưa ra các biện pháp để kích thích sự sáng tạo và hứng thú của trẻ. Có như vậy trẻ mới hoạt động hết mình và như vậy vô tình chúng ta phát hiện ra những tài năng nghệ thuật và có hướng bồi dưỡng phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ phát triển trong tương lai.
- Để cho trẻ học tốt môn hoạt động tạo hình, giáo viên và nhà trường phải có nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng với nhiều loại khác nhau. Vì vậy, tôi rất mong nhà trường quan tâm giúp đỡ phối hợp cùng với phụ huynh để giúp đỡ giáo viên có đồ dùng đồ chơi, có nhiều tranh ảnh, nhiều vật liệu đẹp để cho trẻ có đủ đồ dùng đồ chơi bên cạnh đó giáo viên cũng phải tích cực tìm tòi và sưu tầm các bài tập cho trẻ nhằm giúp trẻ tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình để từ đó đạt được hiệu quả đề ra.
- Bên cạnh đó cần bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong trường về cách thiết kế tiết học tạo hình đạt hiệu quả cao.
  Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào hoạt động tạo hình  của lớp học và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào giờ hoạt động tạo hình . Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất để dạy trẻ.

Định an , ngày  25 tháng 02 năm 2019
                                                                                                 Người viết


                                                                     Nguyễn Thị Anh Thư


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................. 1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 2
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 2
II. CƠ SỞ THỰC TẾ....................................................................................... 3
a. Thuận lợi:.................................................................................................... 3
b. Khó khăn: .................................................................................................. 4
C/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Xác định vai trò của HĐ tạo hình đối với việc phát triển toàn diện cho trẻ 4
2. Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm............................................... 5
3. Phương pháp gợi ý biểu hiện sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình..... 6
4. Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình............................................. 8
5.Phương pháp lồng ghép môn Tạo hình vào các HĐ kháC………………………9
6. Công tác phối hợp với phụ huynh:............................................................. 9
7.Tự học tập trao dồi kinh nghiệm ………………………………………………10
D.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Những bài học kinh nghiệm:...................................................................... 11
II. Kết quả đạt được :..................................................................................... 11
III. Kết luận :................................................................................................. 12




Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
SKKN hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Thị Anh Thư
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Năm học 2016 - 2017
Gửi lên:
19/03/2020 15:19
Cập nhật:
19/03/2020 15:19
Người gửi:
mgdinhan
Thông tin bản quyền:
Nguyễn Thị Anh Thư
Dung lượng:
164.50 KB
Xem:
2025
Tải về:
22
  Tải về
Từ site Trường Mầm Non Định An:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bún riêu cua
Uống sữa

Bữa trưa:

Cơm
Cá sốt cà
canh su hào thịt bằm
Rau dền luộc
TM: sữa chua

Bữa xế:

Hủ tiếu mực

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập22
  • Hôm nay319
  • Tháng hiện tại8,667
  • Tổng lượt truy cập829,646
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây